Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài do vi phạm hợp đồng sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan tòa án và trọng tài khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế thì số lượng các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Cùng với sự gia tăng về số lượng hợp đồng thì tính chất của các quan hệ hợp đồng cũng ngày càng trở nên phức tạp, theo đó vi phạm hợp đồng có chiều hướng gia tăng, các
tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng ngày một nhiều, dưới đây là một vài điển hình cho sự gia tăng này.
Theo số liệu báo cáo kết quả tổng kết năm 2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2012 tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý 853 vụ án kinh doanh thương mại, giải quyết 601 vụ, đạt tỷ lệ 70,4 %. Số bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan 6.5 vụ, huỷ do nguyên nhân khách quan 10.5 vụ; sửa do nguyên nhân chủ quan 01 vụ, sửa do nguyên nhân khách quan 13 vụ. Để quá hạn 15 vụ. So với năm 2011 số thụ lý tăng 193 vụ. Trong đó, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý sơ thẩm 256 vụ, giải quyết 180 vụ; thụ lý phúc thẩm 35 vụ, giải quyết 31 vụ. Tòa án cấp huyện thụ lý 562 vụ, giải quyết 390 vụ [24].
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, năm 2013, số lượng vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC đạt 99 vụ, cao nhất trong vòng 21 năm qua. Trong số đó: tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm 51,5%, Trung Quốc là quốc gia có nhiều doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC nhất [25].
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài thì vấn đề trách nhiệm và các quy định của pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng sẽ rất quan trọng. Thay vì việc phải chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp thì đến nay, các thương nhân Việt Nam có cơ hội để lựa chọn pháp luật Việt Nam khi giao kết hợp đồng. Ngay cả khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã ký kết không chỉ rõ luật áp dụng là luật nước ngoài nào thì cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam, tòa án hay trọng tài cũng có thể áp dụng luật Thương mại Việt Nam để giải quyết các tranh chấp thương mại. Chính vì vậy, nếu các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
ngày càng hoàn thiện thì sẽ càng tạo thuận lợi cho tòa án hay trọng tài khi áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng.
Bên cạnh đó, bản thân các thẩm phán, trọng tài viên cần nắm vững, am hiểu các quy định của pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại, nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết những tranh chấp về hợp đồng một cách hiệu quả, bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng cho dù pháp luật có quy định chi tiết khoa học đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò vận dụng linh hoạt và sáng tạo của thẩm phán, trọng tài viên và những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng khác. Ví dụ những vấn đề mà pháp luật không thể điều chỉnh chi tiết, thấu đáo cho mọi trường hợp như: tính hợp lý của tổn thất, tính cần thiết của các biện pháp ngăn chặn thiệt hại, tính phù hợp của mức bồi thường do đó cần có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo pháp luật của cơ quan tài phán, đồng thời có thể đề xuất cơ quan lập pháp giải pháp hạn chế các bất cập liên quan đến quy định chế tài do vi phạm hợp đồng, qua đó góp phần tăng cường thực thi các chế tài này.
3.1.4. Thiết lập quan hệ thành viên Viện quốc tế nhất thể hoá pháp luật tư
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Do đó, việc các văn bản luật quốc gia chưa phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ gây khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với các nước khác và khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Ngay cả LTM 2005 vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định chưa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các nhà kinh doanh quốc tế. Vì những lẽ đó, Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng lộ trình gia nhập Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư (UNIDROIT) trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh
nghiệp nước ngoài. Khi đó, các doanh nghiệp cùng chung tiếng nói, quan điểm và nhờ đó các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn.
Việc mở rộng quan hệ đối ngoại và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc gia nhập các tổ chức quốc tế (bao gồm cả tổ chức quốc tế trong lĩnh vực pháp luật) là một trong các chính sách và đường lối đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. UNIDROIT là một trong các tổ chức quốc tế liên chính phủ có chức năng nghiên cứu và thực hiện các hoạt động hiện đại hoá, hài hoà hoá pháp luật tư, đặc biệt là luật thương mại giữa các quốc gia và các nhóm quốc gia mà Việt Nam nên nghiên cứu gia nhập [32].
Quốc gia muốn gia nhập UNIDROIT phải gửi một thông báo bằng văn bản tới Chính phủ Italia về việc gia nhập của mình, việc gia nhập có hiệu lực sáu năm và đương nhiên được kéo dài thêm một thời hạn là sáu năm nữa, nếu không có tuyên bố bãi ước bằng văn bản ít nhất một năm trước ngày gia hạn thời hạn mới, thông báo gia nhập và thông báo bãi ước phải được Chính phủ Italia thông báo tới Chính phủ các nước thành viên. Quyền lợi của nước thành viên UNIDROIT là được tham gia vào việc bàn và quyết định Chương trình làm việc của UNIDROIT, được tham gia ngay từ đầu vào quá trình soạn thảo các Công ước quốc tế, các nước thành viên được chỉ định một thư viện trong nước và thư viện này được nhận mọi ấn phẩm của UNDROIT.
Việc gia nhập UNIDROIT sẽ mang lại thuận lợi cho nước ta ở các phương diện sau: với tư cách là một nước thành viên, chúng ta được quyền tham gia vào việc bàn và quyết định Chương trình, Kế hoạch làm việc lâu dài và hàng năm của UNIDROIT. Cụ thể, chúng ta có thể chủ động đưa những nhu cầu nghiên cứu, nhu cầu về thống nhất và hài hoà hoá pháp luật tư vào Chương trình làm việc của UNIDROIT. Bên cạnh đó, với quyền được tham
chủ động thể hiện các quan điểm của Việt Nam vào Dự thảo các Công ước quốc tế do UNIDROIT chuẩn bị; có thể chỉ định các thư viện của Việt Nam là các cơ quan sẽ được nhận các ấn phẩm của UNIDROIT và có thể khai thác thư viện này phục vụ công tác lập pháp trong nước để những văn bản mới hoặc sẽ được ban hành của Việt Nam có thể hài hoà hoá dần với pháp luật của các quốc gia thành viên và các quốc gia khác trên thế giới, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tài liệu do UNIDROIT cung cấp có thể tổ chức khai thác để phục vụ việc xây dựng pháp luật trong nước. Hiện tại, Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã nhận được một số ấn phẩm của UNIDROIT như “Các nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” (bằng bốn thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Việt); “Hướng dẫn tổ chức hệ thống phân phối độc quyền” (tiếng Anh); Công ước Cape Town về đăng ký bảo đảm đối với các thiết bị có giá trị cao (Máy bay, tàu thuỷ, Satelit...), Luật mẫu của Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm; Luật mẫu của UNCITRAL về ký các giấy báo thu trong thương mại quốc tế (tiếng Anh); Nguyên tắc và quy tắc hài hoà hoá luật về tố tụng dân sự liên quốc gia (tiếng Anh); Tạp chí của UNIDROIT về thực tiễn áp dụng các nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế tại Toà án trọng tài quốc tế (tiếng Anh và tiếng Pháp). Những tài liệu này có thể được sử dụng tham khảo trong quá trình soạn thảo pháp luật, cũng như phục vụ công tác giảng dạy, bồi dưỡng pháp luật. Đặc biệt cuốn “Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế” có thể khai thác để phục vụ việc xây dựng phần hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự sửa đổi và để phục vụ việc sửa đổi Luật Thương mại trong thời gian tới. Cuốn sách “Dự thảo về nguyên tắc và quy tắc tố tụng dân sự xuyên quốc gia” có thể tổ chức nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng như làm tài liệu giảng dạy bồi dưỡng thẩm phán, đặc biệt các thẩm phán có nhiệm vụ xét xử các tranh chấp dân sự có yếu tố
nước ngoài; Một trong những lĩnh vực hoạt động của UNIDROIT là cấp học bổng nghiên cứu và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã được thụ hưởng từ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của tổ chức này. Một số công chức và các nghiên cứu viên của Việt Nam đã nhận được một số học bổng ngắn hạn để nghiên cứu và học tập tại UNIDROIT. Nếu Việt Nam gia nhập UNIDROIT, trước mắt có thể khai thác chương trình cấp học bổng của các nước bạn để cử cán bộ trẻ đã có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, tài chính quốc tế, thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thuộc các cơ quan nghiên cứu cũng như các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật thương mại, kinh tế, tài chính quốc tế đi thực tập ngắn hoặc dài hạn tại UNIDROIT. Về lâu dài, khi đã là thành viên của UNIDTOIT, Việt Nam có thể thiết lập các chương trình, dự án hợp tác lâu dài hơn với tổ chức này. Các hình thức hợp tác có thể đa dạng, phong phú, như trao đổi chuyên gia giữa Việt Nam với UNIDROIT và với các nước thành viên tổ chức này; tiến hành các nghiên cứu chung; hỗ trợ kỹ thuật cho các hội thảo, các khoá tập huấn chuyên đề của Việt Nam; hỗ trợ kỹ thuật cho việc hoàn thiện và hài hoà hoá pháp luật tư, đặc biệt là pháp luật kinh tế, thương mại của Việt Nam [31].
3.2. Một số kiến nghi ̣ cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài do vi pha ̣m hợp đồng
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Khái niệm vi phạm hợp đồng: Như đã trình bày và phân tích ở trên, hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Khái niệm vi phạm hợp đồng cần được quy định lại, chỉ nên xác
định là không thực hiện và thực hiện không đúng (non-perfomance) nghĩa vụ hợp đồng.
Khái niệm vi phạm cơ bản: Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng với hành vi vi phạm không cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm vi phạm cơ bản vẫn còn rất chung chung. Do đó, để hạn chế những sai lầm khi áp dụng các chế tài vi phạm hợp đồng, nên có những quy định mang tính phân biệt cao, với những tiêu chí khác nhau giữa vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Phạm vi khoản lợi đáng lẽ được hưởng: Một trong những thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu là khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Khoản lợi này bao gồm thành tố gì, có bao gồm thiệt hại phi vật chất như uy tín bị giảm sút hay không. Theo đó, cần xem xét việc chi tiết hóa, lượng hóa khái niệm khoản lợi đáng lẽ được hưởng cũng như chỉ ra nội hàm của khái niệm tạo điều kiện thuận lợi để các bên chứng minh thiệt hại có thể xảy ra hoặc đã xảy ra.
Yếu tố lỗi:BLDS 2005 coi yếu tố lỗi là một trong những căn cứ để xem xét trách nhiệm của bên vi phạm. LTM 2005 không trực tiếp đề cập đến yếu tố lỗi mà chỉ cân nhắc dưới dạng “lỗi suy đoán”. Bên vi phạm bị coi là có lỗi nếu không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mà không chứng minh được tính miễn trách nhiệm của mình. Đây là một suy luận mang tính hiển nhiên và logic. Quan niệm về lỗi của LTM 2005 khá gần với quan niệm về gạt bỏ yếu tố lỗi bằng một khái niệm mở rộng về thực hiện không đúng hợp đồng theo thông lệ thế giới, điển hình là quy định của Công ước Viên 1980 (ICSG) và Bộ Nguyên tắc UNIDROIT. Trong giai đoạn sửa đổi BLDS 2005, chúng ta cần tiếp thu quan niệm này để hoàn thiện pháp luật nước nhà.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một trong những quy định thể hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng, cho phép bên có hành vi vi phạm có thể vận dụng để thoát khỏi trách nhiệm. Điều 294 LTM 2005 quy định chưa thật rõ ràng về trường hợp miễn trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa khi đưa ra nguyên nhân “do thực hiện quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định, mục đích của việc ban hành quyết định thì lại chưa được đề cập thỏa đáng. Để khắc phục hạn chế này, pháp luật cần thiết phải quy định rõ: thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan cấp nào; thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đó nhằm mục đích gì?. Chỉ khi nào quy định cụ thể được vấn đề này thì một mặt sẽ nâng cao được trách nhiệm của người có thẩm quyền khi ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó của mình. Mặt khác, thể hiện tính minh bạch và rõ ràng của luật pháp, bảo đảm độ tin tưởng và an toàn cho các bên tham gia hợp đồng.
Bổ sung quy định lỗi của người thứ ba: Quy định BLDS 2005 và LTM 2005 đều không có điều khoản nào quy định về lỗi của người thứ ba (lưu ý, lỗi của người thứ ba cần được xem xét dưới góc độ là lỗi phát sinh do trường hợp bất khả kháng), lỗi của người có quyền cản trở một phần việc thực hiện hợp đồng của bên kia hay một sự kiện mà bên có quyền phải chịu rủi ro theo quy định rõ ràng hay hiểu ngầm trong hợp đồng là một trong những căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Có thể nói đây là một hạn chế của
quan giữa pháp luật Việt Nam và Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, có thể vận dụng những tiến bộ của Bộ Nguyên tắc hợp đồng chung Châu Âu này để xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, mở rộng căn cứ miễn trách tham khảo tại Bộ Nguyên tắc UNIDROIT.
Ngoài ra, để bảo vệ, phát triển ý chí tự do thỏa thuận giữa các bên, có thể hướng dẫn rõ hơn về căn cứ miễn trách “do các bên thỏa thuận”. Tuy