Những điểm khác biệt trong lý luận về chế tài vi phạm hợp đồng giữa

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 29)

pháp luật Việt Nam và Bộ Nguyên tắc Unidroit

Về phạm vi, đối tượng áp dụng, khi xây dựng hệ thống chế tài vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, các nhà làm luật Việt Nam xây dựng ưu tiên áp

dụng đối với các quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau, giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, giữa các tổ chức và cá nhân nước ngoài với nhau. Như vậy, giao dịch chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Bộ Nguyên tắc UNIDROIT bao gồm những quy phạm chung nhằm điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế nên đối tượng áp dụng rộng hơn không chỉ trên lãnh thổ một quốc gia mà còn diễn ra trên lãnh thổ các quốc gia mà các bên thỏa thuận hợp đồng sẽ được điểu chỉnh bởi Bộ Nguyên tắc này. Ngoài ra, nếu các bên muốn áp dụng luật của một quốc gia cụ thể thì có thể sử dụng quy định: “Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Nguyên tắc UNIDROIT (trừ các điều khoản …)”, được bổ sung bởi luật (của nước X) đối với những vấn đề chưa được Bộ Nguyên tắc này điều chỉnh [13, tr. 31].

Về yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, trong phạm vi luận văn tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố có thiệt hại về tài sản. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thiệt hại về tài sản là những thiệt hại vật chất thực tế tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra là cơ sở để áp dụng chế tài vi phạm. Bộ Nguyên tắc UNIDROIT khẳng định những thiệt hại, kể cả thiệt hại trong tương lai chỉ có thể được bồi thường khi chúng được thiết lập với một mức độ hợp lý về tính xác thực, điều này loại trừ những yêu cầu bồi thường những thiệt hại, tổn thất mang tính giả định hoặc có thể xảy ra. Như vậy, Bộ Nguyên tắc UNIDROIT công nhận thiệt hại trong tương lai cũng được coi là căn cứ cấu trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, Bộ Nguyên tắc UNIDROIT quy định rõ phạm vi bồi thường bao gồm cả những thiệt hại phi tiền tệ, BLDS 2005 đã công nhận bồi thường tổn thất tinh thần, tuy nhiên LTM 2005 lại chưa quy định về vấn đề này.

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)