Các hình thức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 64)

TẠO HUYỆN THANH TRÌ

2.5.1 Các hình thức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Để nắm bắt được hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hình thức đã giáo dục trong nhà trường; khảo sát 45 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh với câu hỏi: "Các hình thức giáo dục nào trong nhà trường có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh?". Kết quả thu được theo bảng sau: TT Hình thức giáo dục đạo đức Giáo viên đánh giá Học sinh đánh giá Chung SL % SL % SL %

1 Thông qua môn học 9 20 6 12 15 15.8

2 Thông qua môn giáo dục công dân 11 24.4 12 24 23 24.2

3 Thông qua giáo viên chủ nhiệm 12 26.7 18 36 30 31.6

4 Thông qua hoạt động Đoàn Đội 8 17.8 10 20 18 18.9

5 Thông qua phổ biến pháp luật 5 11.1 4 8 9 9.5

Tổng 45 100 50 100 95 100

*Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ cho rằng hình thức giáo dục đạo đức thông qua giáo viên chủ nhiệm là hiệu quả nhất (31,6%), sau đó là qua dạy học môn giáo dục công dân (24,2%) và thông qua hoạt động đoàn đội (18,9%). 2.5.2. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của hiệu trưởng

Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì đã chỉ đạo áp dụng thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh như sau:

- Giáo dục nhận thức chính trị cho cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng giờ sinh hoạt và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Phối hợp với các tổ chức trong trường và địa phương, gia đình và xã hội.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân.

- Xây dựng tập thể học sinh tự quản.

- Xây dựng các tiêu chí và tổ chức thi đua giữa các cá nhân tập thể...

- Xây dựng quy chế phối hợp trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục học sinh.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, tổ chức quản lí chỉ đạo thực hiện thường xuyên, kịp thời bổ cứu rút kinh nghiệm.

- Phát huy tốt vai trò chức năng của tổ chức Đoàn, Đội trường học, tập thể lớp, chi đội, tăng cường các hoạt động tập thể theo từng chủ đề hoạt động, các loại hình câu lạc bộ nhằm thu hút học sinh vào những hoạt động bổ ích.

- Giáo viên chủ nhiệm trao đổi thường xuyên với các giáo viên bộ môn nắm bắt tình hình học sinh trong các tiết học để kịp thời uốn nắn.

- Kết hợp nhiệm vụ dạy chữ, dạy người thông qua các môn học, tiết học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

- Chỉ đạo toàn trường xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng tháng học.

* Quy chế phối hợp ngoài nhà trường:

- Phối hợp tốt giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở địa phương cùng quản lí giáo dục con em ở trường, ở nhà:

+ Phụ huynh cùng kí cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em.

+ Tổ chức họp phụ huynh báo cáo kết quả học tập rèn luyện của học sinh.

+ Họp phụ huynh những học sinh vi phạm nội quy học tập, vi phạm các hành vi đạo đức khác.

+ Mời vị đại diện cha mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường.

- Phối hợp với công an:

+ Truy quét tội phạm và ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh.

+ Báo cáo tình hình trật tự an ninh trong trường học, phối hợp giải quyết những vấn đề cấp thiết xẩy ra trong nhà trường.

- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội địa phương cùng tham gia giáo dục học sinh, nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chí để xét chọn gia đình văn hoá.

+ Thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục.

+ Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè, sinh hoạt tối thứ 7 tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về phối hợp thực hiện.

Thực hiện tốt quy chế phối hợp, nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi lúc, từ nhà trường, gia đình xã hội. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội là một trong những nguồn lực chính để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

* Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ:

- Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa được phát hiện. Thông qua hình thức này nhà trường đã nắm được những cá nhân học sinh vi phạm như: Lập hội đánh nhau, trộm cắp, đe doạ xin đểu bạn trong và ngoài nhà trường, những học sinh lợi dụng tình thương, sự nuông chiều quản lý thiếu chặt chẽ của bố mẹ, trộm tiền, xin tiền của gia đình để đánh bạc, chơi điện tử, bi a...

- Tổ chức tốt sinh hoạt Đội, tiết sinh hoạt cuối tuần, kiểm điểm nghiêm khắc trong tập thể lớp, chi đội trước những vi phạm của học sinh.

*Thực hiện nghiêm túc lễ chào cờ đầu tuần:

- Đánh giá đúng kết quả hoạt động của các tập thể lớp, chi đội

- Tuyên dương và nêu gương các gương tốt, phê bình dưới cờ những tập thể, cá nhân học sinh vi phạm.

- Rút kinh nghiệm kịp thời những tồn tại của tập thể lớp, chi đội, học sinh; phổ biến các nhiệm vụ trọng tâm trong tuần.

*Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh:

- Những vi phạm của học sinh được lập biên bản xác nhận, cho học sinh làm tường trình kiểm điểm trong tập thể lớp, lấy ý kiến đề nghị của tập thể lớp và giáo viên phụ trách.

- Thông báo và họp phụ huynh những học sinh vi phạm (Thành phần tham gia cuộc họp gồm: ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, chi hội trưởng phụ huynh lớp, đại diện gia đình học sinh vi phạm).

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w