Đặc điểm tình cảm của học sinh THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 44)

Ở độ tuổi học sinh THCS, đời sống tình cảm của các em tương đối sâu sắc và phức tạp. Một đặc điểm nổi bật là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa rõ ràng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, khiến cho khả năng tự kiềm chế của các em kém. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em thể hiện tình cảm rất rõ rệt và mạnh mẽ.

Tính dễ xúc động của các em thường dẫn đến những xúc động mạnh như vui quá trớn, buồn ủ rũ, lúc quá hăng hái, lúc quá chán nản. Các em thay đổi nhanh chóng và dễ dàng biểu hiện cảm xúc, tình cảm. Điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm của các em.

Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảm của lứa tuổi này đã hình thành, phát triển phong phú và sâu săc hơn lứa tuổi học sinh tiểu học. Tình cảm bồng bột, sôi nổi đã dần giảm đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức. Đây là lứa tuổi đang phát triển mạnh mẽ tình cảm đạo đức, tình cảm bạn bè, tập thể, đồng đội. Trong công tác giáo dục, những nhà quản lý, những nhà sư phạm cần phải nắm được những đặc điểm này để có những tác động giáo dục phù hợp nhằm hình thành và phát triển tình cảm trong sáng và lành mạnh cho các em.

Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu,

những cái chưa tốt thì sẽ đễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù nhỏ; biết dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính học sinh. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w