Chức năng nhận thức (chức năng phản ánh)

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 29)

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, cho nên đạo đức là phương thức đặc biệt giúp con người chiếm lĩnh thế giới. Tính chất đặc biệt của đạo đức là nó đưa con người vào thế giới của giá trị để con người nhận thức, đánh giá, lựa chọn, lĩnh hội những giá trị phù hợp với lợi ích của mình và của xã hội.

Nhận thức đạo đức của con người là một quá trình thống nhất của hai mặt: nhận thức hướng ngoại và nhận thức hướng nội. Nhận thức hướng ngoại là lấy hệ thống quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức xã hội làm đối tượng nhận thức. Nhờ đó con người với tư cách chủ thể đạo đức chuyển hoá những yêu cầu của đạo đức xã hội thành ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân thông qua rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức đã lựa

chọn. Nhận thức hướng nội là chủ thể đạo đức lấy chính bản thân mình làm đối tượng nhận thức, thể hiện sự tự nhận xét, tự đánh giá về nhận thức, thái độ hành vi của bản thân mình so với nguyên tắc chuẩn mực, giá trị đạo đức chung của xã hội. Từ đó, các chủ thể đạo đức hình thành và phát triển các quan điểm, nguyên tắc sống của mình như: tích cực, sáng tạo hay thụ động ỷ lại, cống hiến hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỉ...

Nhận thức đạo đức có hai trình độ là nhận thức thông thường và nhận thức lí tính:

Nhận thức đạo đức thông thường chính là ý thức về những quy tắc, những giá trị đạo đức đơn lẻ được hình thành trực tiếp trong đời sống hàng ngày. Mặc dù ở trình độ thấp, song nhận thức đạo đức thông thường có tác dụng thường trực trong việc điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của con người, góp phần ổn định trật tự xã hội. Chẳng hạn: các nguyên tắc trong đối nhân xử thế như “Trên kính dưới nhường”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”... Nhận thức đạo đức lí tính là nhận thức có tính hệ thống về những nguyên tắc, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức mang tính phổ biến. Nhận thức đạo đức lí tính là đòi hỏi khách quan của sự phát triển đạo đức và của sự tiến bộ xã hội. Nó là một bộ phận cấu thành hệ tư tưởng của các giai cấp, nhất là giai cấp thống trị xã hội

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w