Mục đích của giáo dục đạo đức:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 32)

Mục đích của giáo dục đạo đức là nhằm làm hình thành và phát triển ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người.

Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về cái thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Ý thức đạo đức cá nhân là sự phản ánh hoạt động đạo đức của cá nhân và là điều kiện của hoạt động đó.

Hành vi đạo đức là hoạt động của con người nhằm hiện thực hoá ý thức đạo đức.

Ý thức đạo đức không phát triển tách rời sự phát triển của xã hội. Nó phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người (bằng dư luận xã hội). Sự ý thức về lương tâm, danh dự và lòng tự trọng... phản ánh khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là biểu hiện bản chất xã hội của con người. Với ý nghĩa này thì sự phát triển của ý thức đạo đức thông qua giáo dục đạo đức là nhân tố biểu hiện rõ nhất sự tiến bộ của xã hội.

Ý thức đạo đức bao gồm hệ thống tri thức, tình cảm và lí tưởng đạo đức, trong đó, tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng nhất, nếu thiếu nó thì

những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận được bằng con đường lí tính không thể chuyển hoá thành hành vi đạo đức.

Như vậy, ý thức đạo đức và hành vi đạo đức luôn có quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên bản chất đạo đức của con người. Ý thức đạo đức là điều kiện, là cơ sở tâm lí cho sự thực hiện hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức là sự thể hiện ý thức đạo đức trong thực tiễn, là thước đo sự phát triển ý thức đạo đức và nhân cách đạo đức nói chung. Nếu không có hành vi đạo đức thì ý thức đạo đức không đem lại giá trị và lợi ích xã hội, nó không mang tính thực tiễn.

Mục đích của giáo dục đạo đức là nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức; Khơi dậy ở các em những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong xã hội và tập thể, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. Giáo dục truyền thống dân tộc mà chủ yếu là lòng yêu nước, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng, xây dựng lòng tự hào, tự tin, ý chí tự lực, tự cường của tuổi trẻ, thôi thúc họ vươn lên đáp ứng yêu cầu của tổ quốc và thời đại trong kỷ nguyên mới.

Tóm lại, mục đích của giáo dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w