Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 56)

TẠO HUYỆN THANH TRÌ

2.3.2.Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh:

Gửi phiếu hỏi: “Nguyên nhân nào dẫn đến việc học sinh vi phạm đạo đức?” đến 45 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THCS Duyên Hà, kết quả thu được như sau:

Nguyên nhân CBQL, GV Học sinh

Thiếu sự quan tâm của gia đình 90.9% 81.2%

Bản thân HS không có sự rèn luyện tốt 68.2% 82.8%

Tác động tiêu cực của bạn bè 77.3% 76.0%

Ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games…

68.2% 54.0%

Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của cán bộ quản lý để xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức của các nhà trường.

Sự "xuống cấp" về mặt đạo đức của học sinh nói trên, do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Xin được nêu các nguyên nhân cơ bản:

* Nguyên nhân tâm lý học sinh :

+ Học sinh bậc THCS nằm trong độ tuổi từ 11 đến 15, đây là độ tuổi có sự khủng hoảng mạnh về tâm sinh lý, là giai đoạn các em tập làm người lớn nên rất dễ học các thói hư, tật xấu trong khi thực chất các em chưa thực sự là người lớn.

+ Một số em do trình độ phát triển không phù hợp với chuẩn mực mà nhà trường và gia đình đưa ra; nhà giáo dục ép buộc học sinh phải đi theo chuẩn mực một cách cứng nhắc, áp đặt, dẫn đến hiện tượng các em chống đối theo cách của mình là lì lợm, quấy rối...

* Nguyên nhân về phía gia đình:

+ Nhiều phụ huynh nhận thức còn phiến diện, lệch lạc, sai lầm về cách nuôi dưỡng và cách chăm sóc con cái.

+ Quan tâm nuông chiều một cách thái quá, thoả mãn mọi yêu cầu của con. + Sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan.

+ Để cho con chứng kiến các tấm gương phản diện của người lớn . + Trẻ bị lâm vào cảnh ngộ éo le, tình cảm bị chia sẻ, bố mẹ bỏ nhau... + Giáo dục thiếu tính sư phạm: nặng nề về thuyết giáo, không cho con lao động, dùng vũ lực, không khuyến khích hoặc khuyến khích sai, xúc phạm...

* Nguyên nhân từ phía nhà trường:

+ Nhiều nhà sư phạm thiếu thiện cảm, định kiến, không có giả thuyết lạc quan đối với trẻ khó giáo dục. Nhà trường còn chủ quan trong việc chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa chú trọng môn GDCD, Mỹ thuật, Âm nhạc, các hoạt động GDNGLL .

+ Nhiều giáo viên còn lạm dụng quyền lực, không tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng và các yêu cầu chính đáng của học sinh.

+ Thiếu hiểu biết, thiếu tình thương, thờ ơ và thiếu sự cảm thông đối với học sinh khó bảo.

+ Trong đánh giá học sinh còn có tiêu cực, không công bằng, không tôn trọng sự cố gắng của học sinh.

+ Thiếu thống nhất trong tác động của các nhà sư phạm - gia đình - xã hội.

* Nguyên nhân từ xã hội:

+ Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực cao (Giàu - nghèo; Sự coi trọng - bị xem thường...), điều này thường làm cho trẻ có động cơ sai, lệch hướng.

+ Ảnh hưởng của lối sống coi trọng đồng tiền. + Ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội.

+ Ảnh hưởng của nhóm bạn...

+ Do đặc trưng của học sinh vùng thuần nông, do bị thu hồi đất, tốc độ đô thị hoá nhanh, nên các em bị chi phối nhiều.

Tất cả các nguyên nhân trên đan xen, chồng chéo lẫn nhau, chỉ cần có một trong vài nguyên nhân đó đã đủ làm hỏng một nhân cách học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì (Trang 56)