TẠO HUYỆN THANH TRÌ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, giáo dục của huyện Thanh Trì
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Thanh Trì Trì
Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà Nội với 15 xã và 01 thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên là 6.292,7138 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 55,03%. Phía bắc tiếp giáp với quận Hoàng Mai và Thanh Xuân; phía đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng; phía tây giáp quận Hà Đông; phía nam giáp huyện Thường Tín. Kinh tế của huyện phát triển ổn định và tăng trưởng. thu nhập bình quân đầu người 19,7 triệu đồng/năm. Văn hoá xã hội được duy trì, phát triển và ngày một nâng cao. Là một huyện giáp trung tâm Thủ đô, với tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đó vừa là thời cơ vừa là thách thức đặc biệt là đối với vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tính đến 15/11/2011 toàn huyện có 29 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt chiếm tỷ lệ 50,9 %, trong đó Giáo dục Mầm non: 8 trường đạt 34,8%; Giáo dục Tiểu học: 12 trường đạt 63,2%; Giáo dục THCS: 9 trường đạt 56,3%. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện Thanh Trì được Thành phố xếp loại tốt.
Năm học 2010 -2011, ngành GD & ĐT Thanh Trì có 61 trường, 31054 học sinh và 2563 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo dục THCS có 16 trường với 251 lớp, 8740 học sinh và 687 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, tỉ lệ học sinh bỏ học đến cuối năm là 0,05%.
Ngay từ đầu năm học, thông qua các hội nghị của ngành và từng cấp học, phòng GD & ĐT đã chỉ đạo các trường tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên học tập nhiệm vụ năm học mới, tiếp tục triển khai sâu rộng các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động xây dựng “ Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch ”, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các cuộc vận động trên đã thực sự đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả cụ thể và có ý nghĩa. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.
Kết quả xếp loại Học lực, Hạnh kiểm năm học 2010 - 2011:
Loại Hạnh kiểm Học lực Tốt (Giỏi) 82,1% 25,1% Khá 15,6% 38,8% TB 2,2% 22,4% Yếu 0,1% 6,1% Kém 0 0,4%
- Thi nghề phổ thông đối với học sinh lớp 9 đạt: 96,9%
- Tỉ lệ xét tốt nghiệp THCS đạt : 99,4%
Năm học 2010 – 2011 UBND Thành phố tặng bằng khen cho 2 tập thể, 2 cá nhân; Sở GD & ĐT tặng giấy khen cho 6 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Phòng GD & ĐT huyện, Trường Tiểu học Hữu Hòa và Trường THCS Liên Ninh được UBND Thành phố cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu; 17 đơn vị được UBND Thành phố tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; 25 đơn vị được UBND huyện tặng danh hiệu “ Tập thể tiên tiến”.
Ngành GD & ĐT huyện đẩy mạnh công tác giáo dục, pháp luật, giáo dục toàn diện cho học sinh. Căn cứ công văn chỉ đạo của Thành phố và UBND
huyện, ngành GD & ĐT đã thành lập Ban Phổ biến giáo dục pháp luật do Phó trưởng phòng phụ trách cấp THCS là trưởng ban, xây dựng kế hoạch, phối hợp với Phòng Tư pháp, Công an huyện tổ chức tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường như: Tìm hiểu Luật phòng chống ma túy, giáo dục luật ATGT; chỉ đạo các trường THCS tham gia Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm do Sở Tư pháp tổ chức với các nội dung Phòng chống Ma túy học đường, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em… Phòng Giáo dục & Đào tạo đã được UBND huyện tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Kết hợp với Sở Tư pháp, phòng Tư pháp và Công an huyện tổ chức giao lưu, tuyên truyền về pháp luật cho học sinh 14 trường THCS.
Tổ chức tốt việc giảng dạy các kiến thức pháp luật theo chương trình đối với các cấp học. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật là các đồng chí giáo viên dạy môn GDCD trong các trường THCS. 100% các trường THCS có thư viện đạt chuẩn và tiên tiến trong đó có đủ đầu sách pháp luật, phục vụ thiết thực cho công tác của ngành.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại cần khắc phục: Chất lượng giáo dục đại trà còn chưa đồng đều giữa các trường và vùng miền trong huyện. Trình độ quản lý, tính năng động, sáng tạo của một số cán bộ quản lý còn chưa cao. Công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.