Phân đoạn thị trường:

Một phần của tài liệu Phân tích tập đoàn Kmart (Trang 64)

IV. CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂN G:

3. Phân đoạn thị trường:

Trong khi Wal-Mart là nhà cung cấp các sản phẩm giá thấp hàng ngày cho các gia đình có thu nhập thấp ở nông thôn. Với mục tiêu bán quần áo và đồ gia dụng với giá cả phải chăng cho thị trường thời trang trẻ, K-Mart không thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Kết quả, công ty buộc phải cạnh tranh với Wal-Mart và Target trên thị trường của họ.

 Kmart không có khả năng quyết định thị trường để phục vụ, thất bại trong việc phân phối hàng hóa để thỏa mãn khách hàng.

Đề tồn tại và thành công, Kmart cần:

Để cạnh tranh, K-Mart cần phải có những biện pháp cụ thể chứng minh điều mà công ty cam kết: "Chúng ta là nhà bán lẻ cung cấp các sản phẩm với mức giá thấp cho thị trường". Để thực hiện điều đó, K-Mart phải:

 Công ty không chỉ phải đóng cửa các cửa hàng không có lãi mà còn phải sắp xếp lại các sản phẩm để đơn giản hóa và cải thiện quản lý

hàng tồn kho - một trong những lý do chính khiến khách hàng không chọn mua sắm ở Kmart.

 Tập trung nỗ lực vào một phân đoạn thị trường cụ thể, K-Mart cố gắng tìm ra đối tượng khách hàng thích hợp đã bị bỏ quên trong quá trình cạnh tranh về giá cả với các đối thủ.

Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ giảm giá cạnh tranh kịch liệt về giá cả. Tuy nhiên, những công ty mới nổi lên (cụ thể là Wal-Mart và Target) phân biệt được các yếu tố tiến triển giúp họ giành thị phần từ Kmart.

Wal-Mart đặt vị trí các cửa hàng ở nông thôn và vùng ngoại ô nước Mỹ. Họ trở thành nhà lãnh đạo công nghệ trong quản lý hàng tồn kho. Target mang đến cho khách hàng mức giá thấp với chất lượng kinh nghiệm vững chắc về các dòng sản phẩm ở các cửa hàng mình. Còn Kmart đã không thể xác định rõ những kỳ vọng của khách hàng. Việc bổ sung các thương hiệu đồ dùng gia đình và các dòng sản phẩm trang sức đã giúp Kmart duy trì hoạt động của mình trên thị trường. Tuy nhiên, để tồn tại, Kmart phải xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, tích hợp vào các chiến lược để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trong ngành.

II. MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ

VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH:

Công ty luôn thực hiện các chiến lược với mục đích trung thành với viễn cảnh và sứ mệnh đã đặt ra, xem đó là kim chỉ nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

1. Về viễn cảnh :

 Công ty cố gắng cung cấp hàng hóa và dịch vụ để cải thiện cuộc sống của khách hàng bằng chiến lược phát triển các hàng hóa và dịch vụ theo định hướng khách hàng.

 Đạt được sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ trọn đời thông qua chiến lược quản trị quan hệ khách hàng (CRM). Tuy nhiên quá trình thực hiện không đạt được hiệu quả như mong đợi: khách hàng vẫn còn phàn nàn về chất lượng hàng hóa, thái độ nhân viên, chế độ hậu mãi...

2. Về sứ mệnh :

 Trở thành nhà cung cấp hàng giảm giá hàng đầu cho các gia đình có con nhỏ với mức thu nhập trung bình hoặc thấp.

 Kmart thực hiện chiến lược dẫn đạo chi phí nhằm cung cấp cho khách hàng các hàng hóa với mức giá thấp nhất.

 Trở thành chuỗi cửa hàng giảm giá dành cho các khách hàng mục tiêu là phụ nữ từ 25 – 45 tuổi, có con nhỏ, làm việc nội trợ với mức thu nhập gia đình từ 20.000 đến 50.000$ một năm.

 Công ty thực hiện chiến lược tập trung phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu với 2 mặt hàng là thời trang trẻ và đồ gia dụng.

Qua quá trình hoạt động, ta nhận thấy công ty đã đạt được vài thành tựu trong sứ mệnh đã nêu ra:

• Từng là chuỗi siêu thị bán lẻ giảm giá số 1 Hoa Kỳ. • Phân phối nhiều sản phẩm độc quyền.

• Nhóm khách hàng mục tiêu đem lại 60% doanh thu của công ty. • Hỗ trợ khách hàng mua sắm đơn giản, thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa đạt được các mục tiêu còn lại trong tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh.

III. BÀI HỌC RÚT RA SAU KHI PHÂN TÍCH TẬP

ĐOÀN KMART:

Sau khi phân tích tập đoàn Kmart, chúng tôi nhận thấy rằng, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần tận dụng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu trong việc thực hiện các chiến lược, sao cho phù hợp với sự thay đổi của cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải luôn gắn kết các chiến lược với viễn cảnh và sứ mệnh đã đưa ra, xem đó là kim chi nam cho hoạt động của mình.

Chiến lược phải thực tế và phù hợp với khả năng của công ty. Các doanh nghiệp cũng nên tính đến trường hợp xấu nhất để có các chiến lược dự phòng và các phương án phòng ngừa rủi ro khi kết quả không như mong đợi.

Tuy đã có sự cố gắng nhưng bài phân tích không thể tránh khỏi các sai sót, rất mong sự góp ý của thầy để chúng em rút ra các kinh nghiệm hữu ích.

Một phần của tài liệu Phân tích tập đoàn Kmart (Trang 64)