IV. CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂN G:
2. Chiến lược tài chính:
Kmart là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, công ty có một tiềm lực tài chính ổn định, doanh thu hàng năm được tính với con số hàng tỉ đôla.
Mười nhà bán lẻ hàng đầu thế giới
Tuy vừa thoát khỏi thời kì suy yếu - doanh số tăng trưởng với con số âm trong nhiều năm, Kmart đã trở lại mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của tập đoàn mẹ là Sears Corp.
Các mặt hàng mang lại doanh thu lớn cho công ty có thể kể đến như: mặt hàng thời trang, đồ trang sức, dụng cụ thể thao và các mặt hàng đồ chơi. Những yếu tố mang lại thành công về mặt tài chính cho Kmart có thể tựu trung ở 3 yếu tố chính sau:
Tỉ giá hối đoái thay đổi, đặc biệt là sự giảm giá một cách tương đối của đồng USD so với đồng Euro, cùng với việc tăng tỉ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đã làm cho hàng hóa của Mĩ trở nên cạnh tranh hơn so với các loại hàng hóa ngoại nhập.
Trong năm vừa qua, công ty đã cố gắng phân loại và chọn lọc các hàng hóa giá rẻ, giúp cho khách hàng tiết kiệm hơn trong mua sắm. Cách thức phân phối và điều hành hàng hóa theo thời gian một cách
hợp lý. Kmart đã thực hiện rất tốt việc tiên đoán nhu cầu của khách hàng, qua đó công ty đã nhanh chóng cập nhật các loại hàng hóa mới một cách thích hợp.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Kmart ngày càng tiến triển tốt đẹp, các chỉ số cổ phiếu cũng tăng trưởng ấn tượng. Giá cổ phiếu đóng cửa ngày 29/1/2011 là 9,476$, tăng trưởng 0,7% so với năm 2010. Với tiềm lực
Top 10 Thương hiệu Quốc tịch Báo cáo tài chính ( tỷ USD)
1 Wal-mart Mỹ 382.0 2 Carrefour Pháp 139.6 3 Ahold Hà Lan 110.4 4 Metro Group Đức 96.0 5 Tesco Anh 84.2 6 Target Mỹ 72.4 7 Itoyokado Nhật 78.0 8 Rewe Đức 67.6 9 Kmart Mỹ 66.6 10 Costco Mỹ 63.2
tài chính ngày càng ổn định cộng với danh tiếng đã in sâu vào tâm trí khách hàng, công ty dự kiến phát hành thêm cổ phiếu vào năm 2011 với mong muốn huy động thêm vốn từ 3,39 tỉ USD đến 4,12 tỉ USD. Bên cạnh đó, công ty quyết định chia cổ tức cho mỗi cổ đông là 0,17$/cổ phiếu.
Trong thời kì lạm phát tăng cao, chi phí sử dụng vốn tăng, công ty đang hạn chế lượng tiền mặt nắm giữ. Kmart chỉ giữ một lượng tiền mặt vừa đủ cho các lý do giao dịch và phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, việc hạn chế số dư tiền mặt cũng giúp công ty có thêm một số vốn để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của mình như: thành lập thêm các cửa hàng, gia tăng số lượng hàng hóa, duy trì mức tồn kho ....
Thành tựu, kết quả:
Các chiến lược tài chính kịp thời đã giúp tình hình tài chính của công ty tăng trưởng liên tục trong 3 năm liên tiếp từ 2008 đến 2010. Doanh thu năm 2010 tăng trưởng 717 triệu USD so với năm 2009 lên thành 43,3 tỉ USD. Tỉ lệ lợi nhuận trước thuế (EBITDA) cũng có mức tăng đáng kể. Tính đến ngày 29/1/ 2011, tỉ lệ này đã tăng 7,5% so với năm 2010.
3. Chiến lược nguồn nhân lực:
Nhân viên của Kmart được tổ chức hoạt động theo từng nhóm. Một nhóm là đơn vị nhỏ nhất, có “nhận thức mạnh mẽ” và “sự đoàn kết cao” đã góp phần tạo nên sức mạnh của công ty. Với nền văn hóa công ty đậm đà bản sắc riêng.
Các nhân viên trong công ty được phân thành từng nhóm nhỏ và hoạt động theo các nhóm này. Họ có trách nhiệm cao trong công việc, mỗi người tự chịu trách nhiệm về các hành động của mình và luôn hoàn thành tốt các công việc được giao. Đội ngũ nhân viên của công ty được đánh giá là một đội ngũ nhân lực được đào tạo tốt và tràn đầy nhiệt huyết với công việc.
Dựa vào nguồn lực tổ chức theo cấu trúc chức năng cùng với khả năng tiềm tàng trong việc chấp hành các mệnh lệnh của nhân viên cấp dưới, Kmart có bộ phận riêng theo dõi nguồn nhân lực, đào tạo nhân viên trước và trong khi họ đang làm việc tại công ty nhằm đảm bảo nhân viên có được các kĩ năng tốt nhất cũng như các kiến thức mới nhất, phù hợp với công việc. Công ty cũng thường xuyên khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt.
Thành tựu, kết quả:
Kmart sở hữu nguồn nhân lực được đánh giá cao, củng cố nền văn hóa tổ chức và tạo ra môi trường làm việc hiệu quả.