Chiến lược của Kmart trong môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu Phân tích tập đoàn Kmart (Trang 45)

II. BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH:

1. Chiến lược của Kmart trong môi trường vĩ mô:

Kể từ khi thành lập năm 1897 đến nay, để phù hợp và có thể phát triển được qua nhiều thời kì, Kmart phải có chiến lược cụ thể để thích nghi với môi trường vĩ mô trong từng thời kì.

Năm 1897: Đây là thời kì diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914). Thời gian này có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển, vận tải và giải trí được thương mại hóa, đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm.

Nắm được tình hình thuận lợi về môi trường kinh tế cũng như điều kiện phát triển nên Kresge cùng bạn của mình thành lập chuỗi cửa hàng 5 xu tại Detroit và Memphis. Hai năm sau, Kresge thành lập công ty S.S.Kresge.

Năm 1917: Đây là thời kì cuối của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Đồng thời trong thời gian này, công ty S.S.Kresge - tiền thân của Kmart độc quyền trong lĩnh vực phân phối hàng hóa và sản phẩm gia đình. Do đó, công ty S.S.Kresge đã phát triển tới 85 cửa hàng với doanh thu hàng năm lên đến 10.3 triệu USD.

Năm 1918: Công ty nhận thấy cách thức huy động vốn và phát triển doanh nghiệp tốt nhất là niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Dựa vào nguồn lực tài chính vững mạnh, công ty S.S.Kresge - tiền thân của Kmart quyết định tham gia niêm yết lên sàn chứng khoán New York.

Năm 1929: tổng số cửa hàng của công ty là 597 và doanh thu hàng năm là 156,3 triệu USD. Cũng trong năm này, chi nhánh đầu tiên của công ty ở Canada được khai trương.

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của mình, công ty S.S.Kresge từ một cửa hàng nhỏ với số vốn ít ỏi đã có chiến lược tăng trưởng tập trung để tăng giá trị của công ty lên 375 triệu Đôla - năm 1924 và đến năm 1929 là 156,3 triệu đola.

Năm 1930 - 1940: Xảy ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trên toàn thế giới. Khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ trong giá cổ phiếu từ 4/9/1929. Sau đó lan ra toàn thế giới với việc thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày 29/10/1929. Trước tình hình đó, Kmart đã phải cắt giảm số lượng cửa hàng và giảm doanh số bán hàng của mình xuống. Năm 1940: sau thời kì đại suy thoái, công ty còn lại 682 cửa hàng.

Năm 1954: sau chiến tranh thế giới, mô hình mua sắm của khách hàng thay đổi mạnh mẽ với sự di chuyển từ thành phố ra ngoại ô. Công ty Kresge cũng theo họ và sáp nhập nhiều cửa hàng lại. Cuối năm 1954, tổng số cửa hàng ở Mỹ giảm chỉ còn 616 cửa hàng. Hoạt động sáp nhập đầu tiên của công ty S.S.Kresge là vào năm 1954. Khi Kresge sáp nhập cửa hàng của mình với những cửa hàng khác đang gặp khó khăn đã giúp chuỗi hệ thống các cửa hàng này thống nhất và có chiến lược kinh doanh rõ hàng hơn.

Năm 1961: Kenedy lên làm tổng thống nước Mĩ, đề ra những chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vào thời điểm này, cửa hàng giá rẻ đầu tiên gọi là Kmart ra đời tại Garden City - ngoại ô Detroit, chỉ một vài tháng trước khi cửa hàng Wal-mart đầu tiên khai trương. Trong năm đó đã có 18 cửa hàng Kmart được thành lập.

Năm 1977: Kinh tế Mỹ phát triển rất cao, GDP của Mỹ là 2014 tỉ USD và chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu. Công ty nhận thấy yếu tố thương hiệu cũng như tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng càng ngày càng quan trọng, công ty S.S.Kresge đã đổi tên thành công ty Kmart. Dựa trên sáng kiến ấy, các cửa hàng Kmart đã đem lại 95% doanh thu.

Năm 1984: GDP của Mỹ hiện tại đã là 3902 tỉ đola. Tình hình phát triển kinh tế thời gian này có dấu hiệu chững lại và tỉ lệ thất nghiệp là 7.4%. Lúc này, Wal-Mart cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ. Nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, công ty dựa trên 2 nguồn lực đáng giá của mình

là: nguồn lực kĩ thuật - khả năng phân phối các nhãn hiệu độc quyền và nguồn sáng kiến - khả năng đa dạng hóa sản phẩm nhằm gia tăng sự thỏa mãn cho khách hàng, Kmart phân phối các nhãn hiệu độc quyền như Home Centers of America (sau này đổi tên là Builder Square) và Walden Book Company.

Năm 1987: Ngày thứ hai đen tối của tháng 10 năm 1987, một sự sụp đổ toàn diện làm chỉ số Dow Jones giảm 22,6%. Khủng hoảng này lớn hơn nhiều so với năm 1929. Ở Bắc Mỹ, tiết kiệm và cho vay ngành công nghiệp đã bắt đầu sụp đổ, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay. Điều này khiến phúc lợi tài chính của hàng triệu người Mỹ lâm nguy.Trước tình hình đó thì Kmart có chiến lược hợp tác với Martha Stewart. Cũng trong năm này, hầu hết các cửa hàng U.S Kresge và Jupiter đều được bán cho tập đoàn McCrory. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và nguồn lực để vượt qua khủng hoảng.

Năm 1991: Sau khi bị WalMart vượt mặt vào năm 1990 đồng thời suy thoái kinh tế vẫn kéo dài đến thời điểm hiện tại. Môi trường nhân khẩu học càng ngày càng thay đổi, để đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng tốt, Kmart Super Center được khai trương ở Medina, bang Ohio. Các cửa hàng này mang nét đặc biệt của các cửa hàng tạp hóa, cung cấp mọi dịch vụ và hàng hóa.

Năm 1997: Cửa hàng Big Kmart xuất hiện lần đầu tiên, những sản phẩm về phòng ngủ và phòng tắm mang tên The Martha Stewart Everyday được đưa ra thị trường.

Năm 1998: Nền kinh tế Mỹ trong năm này có bước phát triển ổn định với tỉ lệ lạm phát thấp. Nhưng do áp lực cạnh tranh ở Mỹ càng lớn, đồng thời việc quản lí các cửa hàng ở Canada gặp nhiều khó khăn nên Kmart bán các cửa hàng ở Canada cho tập đoàn Hudson’s Bay.

Năm 2002: Kmart nộp tài liệu theo điều luật chương 11 về bảo hộ phá sản, trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất từng làm điều này, công ty thông báo sẽ đóng cửa 284 cửa hàng.

Năm 2003: Kmart được cơ cấu lại để tránh phá sản và được mua lại bởi tập đoàn ESL Investment.

Năm 2005: công ty chính thức thoát khỏi phá sản và sáp nhập với Sears Holding Co, nhằm mục đích củng cố nguồn lực và nâng cao hiệu quả cạnh tranh cũng như năng lực để phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích tập đoàn Kmart (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w