đ−ợc với một số kháng sinh.
Tính kháng kháng sinh – khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gồm có kháng tự nhiên, kháng thu đ−ợc. Khi vi khuẩn có sẵn các loại men hoặc các chất chống lại kháng sinh, đó là kháng tự nhiên. Còn kháng thu đ−ợc là tính kháng thuốc mà vi khuẩn có đ−ợc do tiếp xúc nhiều lần với thuốc kháng sinh hoặc do truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác theo con đ−ờng tiếp hợp (Gyles and Thoen 1993,[64].
Để có thể chọn đ−ợc những kháng sinh có trên thị tr−ờng Vĩnh Phúc có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn do Salmonella. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định mức độ mẫn cảm với thuốc kháng sinh của các chủng Salmonella phân lập đ−ợc. Sử dụng 16 chủng Salmonella đ8 phân lập và chọn lọc, thử độ mẫn cảm với 8 loại kháng sinh, tiến hành kiểm tra theo ph−ơng pháp kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuyếch tán. Kết quả trình bày ở bảng 3.16.
U
Bảng 3.16:U Kết quả thử tính mẫn cảm của các chủng Salmonella
Số TT Tên kháng sinh và hoá d−ợc Số chủng vi khuẩn thử Mức độ mẫn cảm Rất mẫn cảm Mẫn cảm trung bình Kháng kháng sinh Số chủng Tỷ lệ(%) Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) 1 Norfloxacin 16 15 93,75 1 6,25 - - 2 Ciprofloxacin 16 14 87,50 2 12,50 - - 3 Ampicilline 16 1 6,25 5 31,25 10 62,50 4 Gentamycin 16 - - 1 6,25 15 93,75 5 Neomycin 16 - - 7 43,75 9 56,25 6 Enrofloxacin 16 12 75,00 4 25,00 - - 7 Amoxycillin 16 4 25,00 9 56,25 3 18,75 8 Kanamycin 16 - - 5 31,25 11 68,75
Với 16 chủng Salmonella đ8 kiểm tra, thử kháng sinh đồ, vi khuẩn mẫn cảm nhất với Norfloxacin, Ciprofloxacin và Enrofloxacin (Tỷ lệ số chủng rất mẫn cảm và mẫn cảm trung bình chiếm 100%, không có chủng nào kháng thuốc), tiếp đến là Amoxycillin có 4/16 chủng (25%) mẫn cảm cao, 9/16 chủng mẫn cảm trung bình (56,25%), đ8 thấy 3 chủng (18,75%) kháng thuốc. Đối
với Ampicillin chỉ có 01 chủng mẫn cảm cao (6,25%), 5 chủng mẫn cảm trung
bình (31,25%), có tới 10 chủng kháng thuốc (62,5%).
Không có chủng Salmonella nào trong 16 chủng thử kháng sinh đồ có mẫn cảm cao với Gentamycin, Neomycin và Kanamycin. Đ8 có tới 15/16 chủng (93,75%) kháng lại Gentamycin; 68,75% (11/16 chủng) kháng thuốc
Kanamycin và 9 chủng chiếm 56,25% kháng lại Neomycin.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Quốc Ch−ớng (2005)[7] cho biết: trong giai đoạn 1993 – 1995 mức độ kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella còn ít; giai đoạn 1996 – 1998 tỷ lệ các chủng Salmonella kháng thuốc có chiều h−ớng tăng lên.
Nhiều tác giả nh− Vũ Bình Minh và Cù Hữu Phú (1999)[29], Tô Liên Thu (2004)[52], Đỗ trung Cứ và cộng sự (2001)[9] khi xác định tính mẫn cảm
với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc đều khẳng định: nhiều loại kháng sinh thông th−ờng nh−: Streptomycin, Ampicillin… bị vi khuẩn Salmonella kháng lại, với tỷ lệ số chủng đ8 thử chiếm tỷ lệ cao.
Sự mẫn cảm với thuốc kháng sinh và hoá d−ợc của vi khuẩn Salmonella
luôn thay đổi; khác nhau ở từng loại vật nuôi, ở từng cá thể…Do vậy, việc so sánh kết quả kháng sinh đồ trong nghiên cứu của tác giả này với kết quả nghiên cứu của tác giả khác cũng chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Cũng nh− nhiều nơi, tại Vĩnh Phúc, việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi lợn khá nhiều, đặc biệt là trong điều trị lợn ốm. Việc sử dụng kháng sinh v−ợt quá về liều l−ợng, pha trộn các loại kháng sinh khi điều trị không theo một nguyên tắc nào, đang rất phổ biến, diễn ra trong nhiều năm; nhất là những năm gần đây, thuốc kháng sinh dùng trong thú y rất phong phú về chủng loại trên thị tr−ờng. Có thể những nguyên nhân này đ8 làm cho nhiều chủng
Salmonella kháng lại một số kháng sinh th−ờng sử dụng trong điều trị bệnh ở
lợn nh− Ampicillin, Gentamycin, Kanamycin…
Vì vậy, trong điều trị bệnh tiêu chảy của lợn, cần thiết phải xét nghiệm, phân lập vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để chọn loại thuốc điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao. Tránh lạm dụng kháng sinh nhằm hạn chế tối đa tình trạng quen thuốc – nhờn thuốc – kháng thuốc của vi khuẩn nói chung và
Salmonella nói riêng.