Định type huyết thanh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ phân và phủ tạng lợn bị tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm salmonella ở lợn từ sau cai sữa nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 92)

Theo một nguyên tắc chung, để phòng chống các bệnh truyền nhiễm có hiệu quả, thì điều kiện tiên quyết là phải xác định đ−ợc tác nhân gây bệnh và phải hiểu đầy đủ bản chất của mầm bệnh. Đối với bệnh do Salmonella gây ra cũng nằm trong nguyên tắc này, vì vậy việc định type các chủng Salmonella

phân lập đ−ợc ở lợn từ sau cai sữa bị tiêu chảy là một phần quan trọng không thể thiếu trong nghiên cứu của chúng tôi. Thông qua kết quả giám định này có thể giúp chúng ta hiểu đ−ợc type Salmonella nào có tính chất “sống nhờ” hay nói theo cách khác: lợn là động vật mang trùng, giúp cho Salmonella tồn tại và phát tán ra môi tr−ờng bên ngoài và type nào là tác nhân gây ra các quá trình bệnh lý nh− ỉa chảy, viêm ruột, bại huyết… đây là vấn đề có ý nghĩa cho việc định h−ớng sử dụng vac xin đặc hiệu phòng chống bệnh Phó th−ơng hàn ở lợn. Vì vậy, sau khi đ8 giám định các đặc tính sinh vật, hoá học chủ yếu của 82 mẫu phân lập đ−ợc, khẳng định đó là các chủng Salmonella tìm thấy ở lợn, chúng tôi tiếp tục xác định type của các chủng vi khuẩn này bằng ph−ơng pháp huyết thanh học. Chúng tôi đ8 chọn 20 chủng thể hiện các đặc tính sinh vật, hoá học điển hình nhất để kiểm tra.

Sau khi xác định nhóm các chủng Salmonella bằng kháng huyết thanh O đơn giá, chúng tôi tiến hành kiểm tra tiếp bằng kháng huyết thanh H pha 1 và pha 2, theo sơ đồ 2,4,5,6 của Kauffmann – White (WHO, 1983). Để định Serotype vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 3.14.

U

Bảng 3.14U: Kết quả định serotype vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc.

Kháng nguyên O Kháng nguyên H Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) (mẫu+/ Tổng) Tên vi khuẩn Salmonella "H" pha 1 "H" pha 2 Nhóm Số mẫu Thành phần Thành phần

B 3 i 1, 2 3 15,0 S. typhimurim

C1 9 c 1, 5 9 45,0 S. cholerae suis

D1 8 g, m 1, 7 8 40,0 S. enteritidis

Σ 20 20 100,0

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy, trong 20 chủng Salmonella nghiên cứu, tìm thấy có 9 chủng thuộc nhóm C1 chiếm 45%, nhóm B có 3 chủng (15%), nhóm D1 có kết quả là 8 chủng (40%).

Các nhóm A, C2, E1, E2, E3 không phát hiện thấy vi khuẩn Salmonella. Nh− vậy, vi khuẩn Salmonella thuộc nhóm C1 có mặt nhiều nhất trong bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh Phó th−ơng hàn tại Vĩnh Phúc.

Tạ Thị Vịnh và Đặng Khánh Vân (1996), [57] khi nghiên cứu vi khuẩn

Salmonella trên lợn bình th−ờng và lợn mắc bệnh tiêu chảy vùng Ba Vì - Hà

Tây, Gia Lâm – Hà Nội cho biết: Vi khuẩn Salmonella ở nhóm C nhiều nhất (60%), nhóm B và nhóm D chiếm 20%. Kết quả chủa chúng tôi cũng t−ợng tự nh− kết quả của các tác giả trên.

Định Serotype vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc, chúng tôi phát hiện thấy, trong 20 chủng kiểm tra có 9 chủng là S. choleraesuis chiếm tỷ lệ 45%, có 8 chủng là S. enteritidis chiếm tỷ lệ 40%, chỉ có 3 chủng là S.

typhimurium chiếm tỷ lệ 15%.

Đỗ Trung Cứ (2004)[11], cho biết: 100% số chủng Salmonella phân lập từ lợn, chết có biểu hiện triệu chứng bệnh tích của bệnh Phó th−ơng hàn, đều là S.typhimurium. Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996)[57] thấy nhóm OC bao gồm S. choleraesuis chiếm cao nhất (60,00%) từ các chủng phân lập đ−ợc trong phân lợn ở Ba Vì, Hà Tây.

Trần Xuân Hạnh (1995)[13], định Serotype vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc ở lợn bị tiêu chảy, chết ở các tỉnh xung quanh thành phố Hồ Chí

Minh đ8 thông báo: S. choleraesui chiếm 38,7% (còn ở lợn khỏe chỉ thấy chủng này chiếm 2,8%), tiếp đó là S. typhimurium 16,9%, S. derby 11,3%, còn lại là một số chủng khác.

Lê Văn Tạo (1994)[46] cũng cho biết: ở bệnh phó th−ơng hàn chủng

S.choleraesui có tới 50%, S. typhimurium chỉ xuất hiện 6,25%.

Một vài chủng tìm thấy nêu ở trên, cũng th−ờng là các Serotype phổ biến tìm thấy trên lợn và đ8 đ−ợc nhiều tác giả thông báo.

Việc phát hiện một tỷ lệ cao S. enteritidis và S. choleraesuis ở lợn bị tiêu chảy, chết làm nổi nên vai trò của các serotype này trong bệnh Phó th−ơng hàn của lợn. Sự phát triển bệnh do serotype này gây ra chính là sự t−ơng tác giữa vi khuẩn và cơ thể có sự tham gia của yếu tố ngoại cảnh. Đó là trong điều kiện bình th−ờng, sự điều tiết của hệ sinh thái nội tại ngăn cản sự hình thành của những vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể. Nh−ng khi có yếu tố bất lợi của ngoại cảnh sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, nhân lên nhiều lần, các yếu tố gây bệnh nh− yếu tố bám dính, yếu tố xâm nhập, khả năng sinh sản độc tố…hệ quả là lợn bị bội nhiễm Salmonella và phát bệnh.

Nh− vậy, trong phòng, chống bệnh phó th−ơng hàn; phân lập, định type vi khuẩn Salmonella có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở cho việc quyết định sử dụng vac xin đ−ợc sản xuất từ chủng nào? và sử dụng vacxin gì? để đạt hiệu quả phòng bệnh Phó th−ơng hàn cho lợn cao nhất trong một hộ, cũng nh− cả một vùng.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm salmonella ở lợn từ sau cai sữa nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 92)