Thể viêm ruột

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm salmonella ở lợn từ sau cai sữa nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 40)

Bệnh Phó th−ơng hàn thể viêm ruột th−ờng do chủng S.typhimurium

gây ra ở lợn con từ sau cai sữa đến khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Các thể bệnh hay gặp là cấp tính hoặc m8n tính (Laval A, 2000 [26]).

* Triệu chứng:

Thời kỳ nung bệnh 3 – 4 ngày.

Một trong những triệu chứng đấu tiên là ỉa chảy phân dạng n−ớc màu vàng, lẫn máu và chất nhầy. Lợn ốm bỏ ăn, th−ờng uống nhiều n−ớc. Đợt sốt đầu tiên kéo dài chừng một tuần lễ, tiếp theo một thời kỳ không sốt mấy ngày rồi lại tiếp tục sốt. ở một số lợn ốm thấy bị viêm khớp, chân bị què đứng không vững, đi xiêu vẹo. Ngoài chứng tiêu chảy, lợn ốm còn bị viêm phổi, lợn ho, thở gấp, n−ớc mũi chảy nhiều. Hầu hết lợn bệnh bình phục nếu đ−ợc điều trị kịp thời nh−ng chủ yếu chuyển sang thể m8n tính kéo dài vài tháng. Tỷ lệ lợn chết dao động từ 40% – 50%. Số con còn sống sót chậm lớn, còi cọc. Những lợn khỏi bệnh th−ờng mang trùng và thải bệnh ra ngoài môi tr−ờng.

* Bệnh tích đại thể.

Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Tr−ơng Văn Dung, (2004)[27], bệnh tích th−ờng thấy ở ruột, nhất là ruột già. Trong thể cấp tính, niêm mạc ruột thấm máu tràn lan, khi cắt ra trông giống nh− mỡ và có thể có màng giống nh− sợi huyết phủ ở trên. Lách s−ng to và dai nh− cao su.

Trong thể m8n tính, bệnh tích đặc biệt là thối loét ở niêm mạc ruột. Những mụn loét to hay nhỏ, màu vàng xanh hoặc xám, chứa đầy một thứ b8 đậu, xung quanh có bờ đỏ và nhẵn. Van hồi manh tràng bị loét cúc áo có phủ một lớp màng (Tr−ơng Văn Dung, Yoshihara-Shinobu, 2002 [13]).

* Bệnh tích vi thể.

Sự hoại tử nông hay sâu trên bề mặt của lớp tế bào biểu mô ruột là những bệnh lý vi thể đặc tr−ng của thể viêm ruột; có tr−ờng hợp thấy nổi gồ

0

lên khỏi niêm mạc xung huyết của ruột những hạn tròn nh− hạt đậu màu trắng vàng. Phần đầu lông nhung trong hồi tràng bị teo ngắn lại. Đa số tr−ờng hợp thấy mảng Payer bị loét d−ới đáy nh− phủ một lớp tổ chức hoại tử màu vàng trắng, niêm mạc dạ dày có điểm chảy máu rải rác, có một số loét nhỏ tập trung ở bờ cong nhỏ. Gan xung huyết, trên bề mặt gan có thể thấy những nốt u nhỏ (áp xe) mang tính đặc tr−ng cho thể bệnh không giống với điểm hoại tử trong thể nhiễm trùng huyết (Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Tr−ơng Văn Dung, (2004)[27]).

* Chẩn đoán.

Chẩn đoán lâm sàng: ở thể viêm ruột của bệnh Phó th−ơng hàn căn cứ vào các triệu chứng điển hình nh− viêm ruột và dạ dày ở lợn con từ sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. Đồng thời dựa vào kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi tr−ờng pepton và kiểm tra di động trên môi tr−ờng thạch và xét nghiệm huyết thanh học.

+ Chẩn đoán phân biệt với bệnh hồng lỵ ở lợn; chứng viêm ruột do

Campylobacter (PHE); viêm ruột hoại tử; bệnh viêm dạ dày ruột (TGE); tiêu

chảy ở lợn do E.coli. Một số tác nhân gây tiêu chảy do vi rút nh− Rotavirut

Coronavirut gây viêm ruột; bệnh dịch tả lợn; các loại ký sinh trùng nh− cầu

trùng Coccidia

- ở bệnh phó th−ơng hàn thân nhiệt lợn ốm vẫn giữ cao (41 – 42P PC)

trong suốt thời gian lợn bị ỉa chảy, điều đó hoàn toàn khác với bệnh hồng lỵ. Hiện t−ợng tím tái nhiều khu vực trên da lợn bị bệnh phó th−ơng hàn cũng khác với lợn bị bệnh hồng lỵ. Màu phân ở lợn bị bệnh hồng lỵ xám, xám - đen, đen, đen nâu, hiện t−ợng này không có ở lợn bị bệnh phó th−ơng hàn. Lách ở lợn bị bệnh hồng lỵ không bị s−ng và không có những biến đổi đặc tr−ng. Màng niêm mạc ruột ở lợn bị bệnh hồng lỵ th−ờng phủ một lớp biểu bì hoại tử, hiện t−ợng này không có ở lợn bị bệnh phó th−ơng hàn.

Để phân biệt rõ ràng các loại bệnh này th−ờng th−ờng phải tiến hành các xét nghiệm vi trùng.

- ở bệnh viêm ruột do Campylobacter (PHE) thể cấp tính có thể thấy xuất huyết ruột hay tiêu chảy cấp tính hoặc m8n tính. Tổn th−ơng th−ờng lan tràn làm mất đi những bệnh tích nhỏ, lớp niêm mạc nằm d−ới các ổ hoại tử có dấu hiệu tăng sinh rất rõ. Để tránh nhầm lẫn cần xét nghiệm, phân lập vi khuẩn.

- Đối với bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh xuất hiện trong vòng một vài ngày đầu của lợn sơ sinh, lợn bệnh không sốt. Tiêu chảy gây niêm mạc hậu môn bị tổn th−ơng có màu đỏ. Lợn bệnh chết nhanh. Giải phẫu ruột thấy có phủ một lớp hoại tử màu vàng hoặc những khối hơi sáng, dễ nát dính chặt vào niêm mạc ruột. Nhung mao của không tràng và tiểu nang là nơi xét nghiệm thấy trực khuẩn Gram (+) (Tr−ơng Văn Dung, Yoshihara-Shinobu, 2002 [13]).

- Bệnh viêm dạ dày ruột (TGE) th−ờng mắc và tỷ lệ chết cao ở lợn d−ới 2 tuần tuổi. Khi mổ khám thấy dạ dày s−ng to với các cục sữa vón; ruột non s−ng to với bọt khí màu vàng và hình thành các cục sữa do không tiêu hoá đ−ợc; thành ruột mỏng gần nh− trong suốt. Các lông nhung của không, hồi tràng bị teo đi.

+ Chẩn đoán phân biệt do Salmonella gây ra ở lợn với các bệnh do E.coli và bệnh dịch tả lợn có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn.

- Lợn bị tiêu chảy do E.coli chủ yếu xảy ra ở lợn trong vòng từ 12 – 48 giờ sau khi sinh, phổ biến là 1 – 10 ngày tuổi. Còn bệnh do Salmonella gây ra ở lợn từ 2 – 4 tháng tuổi, thậm chí lợn tr−ởng thành cũng bị bệnh này. Colibaccilosis trong nhiều tr−ờng hợp lợn có biểu hiện phù mắt, phù đầu còn gọi là bệnh phù đầu lợn con. Mổ khám bệnh tích thấy tụ máu trong ruột non, có thể nhìn thấy chất chứa trong ruột non vì thành ruột mỏng và lông nhung không bị phá huỷ. ở bệnh do Salmonella, lợn tím vành tai, da bụng và vùng

bẹn. Các biến đổi bệnh lý ở ruột có tính đặc tr−ng nh− mô tả về phần bệnh tích đại thể và vi thể của Salmonellosis.

- Bệnh dịch tả lợn xảy ra và lây lan nhanh ở tất cả các lứa tuổi lợn, khác với phó th−ơng hàn lợn chủ yếu ở lợn sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. Hiện t−ợng ỉa chảy ở lợn bị bệnh dịch tả lợn xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể giảm, khi sốt cao lợn lại táo bón; còn ở bệnh phó th−ơng hàn lợn bị ỉa chảy khi thân nhiệt sốt cao 2 – 3 ngày. Mổ khám bệnh tích lợn bị bệnh dịch tả thấy xuất huyết ở khắp các hệ thống cơ quan nh− hạch lympho, thận, bàng quang và da; nhồi huyết ở lách, hạch lympho có màu đá hoa c−ơng, viêm loét hình cúc áo trên niêm mạc bị viêm. Điều trị bằng kháng sinh lợn không khỏi bệnh, trong khi dùng kháng sinh điều trị bệnh phó th−ơng hàn tỷ lệ khỏi cao.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm salmonella ở lợn từ sau cai sữa nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)