Khi có bệnh phó th−ơng hàn xảy ra trong đàn lợn, cần xem xét lâm sàng và đo thân nhiệt toàn đàn, sau đó chia ra 2 nhóm:
Nhóm 1: lợn ốm và lợn nghi bị bệnh. Nhóm 2: lợn nghi bị nhiễm bệnh.
Nhóm 1 đ−ợc cách ly, th−ờng xuyên theo dõi và điều trị; lợn theo mẹ cùng cách ly với mẹ. Có ng−ời chuyên trách và dụng cụ chăm sóc riêng biệt. Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi đ−ợc tiến hành vệ sinh, khử trùng tiêu độc hàng ngày.
Nhóm 2 đ−ợc chuyển sang chuồng mới, theo dõi th−ờng xuyên và cho tiêm kháng huyết thanh phòng bệnh; quản lý chặt chẽ và vệ sinh tốt.
Trong thời gian có dịch nghiêm cấm: xuất, nhập lợn; dùng thịt của những lợn bị bệnh phải giết mổ mà ch−a đun nấu kỹ; cấm vào nơi cách ly lợn ốm những ng−ời không chuyên trách, không có quần áo, giày dép bảo hộ.
1.4.3. Chữa bệnh
Hiệu quả chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp phòng bệnh tổng hợp nh− vệ sinh thú y, chăm sóc, nuôi d−ỡng; đồng thời phải chẩn đoán bệnh kịp thời thì mới nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
1.4.3.1. Sử dụng kháng huyết thanh phó th−ơng hàn
Kháng huyết thanh phó th−ơng hàn đ−ợc chế bằng cách: gây tối miễn dịch cho bò đực thiến bằng canh trùng vi khuẩn S.choleraesuis chứa độc tố đ−ợc vô hoạt bằng focmol. Tiêm bắp, 30 – 60ml cho lợn d−ới 45 ngày tuổi; 50 - 80ml cho lợn 45 ngày tuổi trở lên.
1.4.3.2. Chữa bệnh bằng kháng sinh
Cho đến nay, việc dùng kháng sinh chữa bệnh phó th−ơng hàn cần chú ý loại trừ các loại kháng sinh đ8 bị vi khuẩn kháng đ−ợc nhiều tác giả thông
báo nh− Steptomycin, Ampicillin,… Cũng phải loại trừ các kháng sinh vi khuẩn mẫn cảm nh−ng đ8 bị cấm sử dụng nh− Chloramphenicol, furazolidon,… Có nhiều loại kháng sinh mà các công ty, xí nghiệp thuốc thú y trong và ngoài n−ớc sản xuất dùng cho điêu trị bệnh phó th−ơng hàn. Khi sử dụng theo h−ớng dẫn của nhà sản xuất.
Tốt nhất là làm kháng sinh đồ trên môi tr−ờng thạch đĩa để đánh giá và chọn loại kháng sinh điều trị có hiệu quả nhất.
Ch−ơng 2
Đối t−ợng, vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu