Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 42)

Đây là loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ñược xây dựng ñể khống chế các chất thải khí trong ñó có các KNK ñược ñưa vào môi trường ở những mức ñộ nhất ñịnh, trong các lĩnh vực khác nhau. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải hiện hành bao gồm:

Quy chuẩn kỹ thuật khí thải ñối với nguồn thải tĩnh (chủ yếu ñối với khí thải công nghiệp từ ống khói các nhà máy). Để ngăn ngừa và giảm thiểu ñến mức tối ña tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt ñộng công nghiệp, việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về nồng ñộ chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp là hết sức cần thiết. Ngoài việc quy ñịnh chung cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp, Việt Nam ñã xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp trong một số ngành sản xuất ñặc thù như sản xuất xi măng, công nghiệp nhiệt ñiện, sản xuất phân bón, gồm các quy chuẩn QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp ñối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp ñối với một số chất hữu cơ; QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; QCVN 22:

2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt ñiện; QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng. Đây là các quy chuẩn ñược áp dụng ñể kiểm soát nồng ñộ các chất hữu cơ, vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào môi trường không khí xung quanh; Quy ñịnh các ñại lượng giới hạn cho phép khí thải công nghiệp có tính ñộc hại ñối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí; Quy ñịnh nồng ñộ tối ña cho phép của các chất vô cơ cũng như các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi thải vào môi trường xung quanh bao trong ñó có các KNK do quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra [Phụ lục II].

Tiêu chuẩn thải khí ñối với nguồn thải ñộng (khí thải từ các phương tiện giao thông). Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí Việt Nam hiện hành có rất ít tiêu chuẩn quy ñịnh về lĩnh vực này như TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông ñường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải; Tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 xăng không chì - yêu cầu kỹ thuật; TCVN 5689:2005 nhiên liệu Diesel và yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông ñường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy ñịnh gới hạn lớn nhất cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường (CO, HC, khói) trong khí thải của ñộng cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diezen lắp trên phương tiện giao thông ñường bộ ñể tham gia giao thông ñường bộ. Bên cạnh ñó, lộ trình áp dụng tiểu chuẩn khí thải ñối với phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ cũng ñược quy ñịnh theo Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005. Theo ñó, các loại xe cơ giới ñược sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ñương với mức Euro 2 ñối với từng loại xe kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Đối với xe cơ giới mà kiểu loại ñã ñược chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 nhưng chưa ñược sản xuất. Như vậy, thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn này, Nhà nước sẽ kiểm soát và giảm thiểu ñược lượng khí thải ñộc hại thải trong ñó

có nhiều KNK vào môi trường không khí xung quanh từ các phương tiện giao thông, thông qua ñó ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

Tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 xăng không chì - yêu cầu kỹ thuật; TCVN 5689:2005 nhiên liệu Diesel và yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những loại xăng chất lượng sạch, góp phần hạn chế các nguy cơ ô nhiễm và bệnh tật từ những chất thải ñộc hại như CO, SO2, bụi (PM)...

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí hiện hành của Việt Nam ñã xác ñịnh việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí là một tiêu chuẩn trong danh mục hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; quy ñịnh các tiêu chuẩn môi trường không khí là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng ñối với những tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt ñộng phát triển. Việc ban hành và bổ sung kịp thời một số tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí nêu trên trong thời gian gần ñây cho thấy, Nhà nước ta ñã thực sự coi tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí là một công cụ hữu hiệu ñể quản lý thành phần môi trường này, ñặc biệt nó có ý nghĩa quan trọng trong giảm phát thải KNK, góp phần giảm nhẹ BĐKH.

Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy ñịnh cụ thể về tổng lượng thải và về thời ñiểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt ñộng nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều ñó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải không giống nhau. Lượng khí thải ñược thải vào môi trường không khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt ñộng của cơ sở ñó. Vì thế, việc xử lý các khí thải ñó cũng ñòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn thải khí không quy ñịnh tổng lượng thải mà áp dụng ñồng ñều nồng ñộ tối ña cho phép các chất ñộc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng ñó sẽ gây ra sự bất bình ñẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, ñồng thời cũng có thể dẫn ñến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất ñối phó, giả tạo. Bên cạnh ñó, việc không quy ñịnh cụ thể thời ñiểm xả khí thải có thể dẫn ñến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải. Do ñó, nguy cơ phát thải các KNK ra môi trường càng tăng.

Trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện nay của Việt Nam không quy ñịnh về giới hạn phát thải khí CO2. Có quan ñiểm coi KNK cũng là một loại khí thải cần phải ñược kiểm soát bởi hệ thống tiêu chuẩn môi trường, trong khi quan ñiểm khác lại cho rằng CO2 không phải là chất gây ô nhiễm nên không cần thiết phải kiểm soát qua hệ thống này. CO2 là chất chủ yếu và chiếm số lượng nhất trong các khí gây HƯNK. Do ñó, việc cắt giảm lượng CO2 trong không khí là yêu cầu cấp thiết nhằm ứng phó với BĐKH. CO2

là chất phổ biến trong không khí, bất kỳ hoạt ñộng nào cũng thải ra khí CO2, nên việc xác ñịnh giới hạn thải khí CO2 là rất khó, không ñưa vào trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Các biện pháp cắt giảm khí CO2

ñược quy ñịnh trong nhiều phương thức khác nhau ví dụ như CDM, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phát triển rừng...

2.2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển bền vững tức là phát triển kinh tế, xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế là việc cần phải ñược thực hiện ñể nuôi sống xã hội. Đó là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, trong các hoạt ñộng ñó, con người ñã một cách gián tiếp làm phát sinh ra nhiều chất có hại cho môi trường, ñặc biệt là môi trường không khí. Khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy ñịnh “Nhà

nước khuyến khích các cơ s sn xut, kinh doanh, dch v gim thiu khí thi gây HƯNK”. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh hoạt ñộng xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi trường xung quanh trong các hoạt ñộng của họ. Nói cách khác, ñây là những quy phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí, trong ñó có kiểm soát phát thải các KNK vào môi trường không khí ngay từ nguồn phát sinh ra khí thải. Bao gồm kiểm soát nguồn phát thải tỉnh và kiểm soát nguồn phát thải ñộng.

2.2.1 Kiểm soát các nguồn thải tĩnh

Trong hai loại nguồn thải gây ô nhiễm không khí, nguồn thải tĩnh ñược xem là loại nguồn thải chủ yếu. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chủ yếu tập trung vào ñiều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát sinh ra khí thải trong ñó có các KNK từ các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh và

dịch vụ. Khi tiến hành các hoạt ñộng này, ñể ñảm bảo gây ô nhiễm không khí ở mức thấp nhất, các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ một số nghĩa vụ cơ bản sau:

Thải khí trong giới hạn cho phép. Nội dung này ñược quy ñịnh chủ yếu tại Chương V Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Điểm d khoản 1 Điều 36 quy ñịnh trách nhiệm bảo vệ môi trường ñối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải ñạt tiêu chuẩn môi trường và ñược vận hành thường xuyên; ñiểm c khoản 1 Điều 37 quy ñịnh cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ñáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường là có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải ñạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo ñảm không ñể rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí ñộc hại ra môi trường; khoản 1, khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy ñịnh tổ chức, cá nhân hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải ñạt tiêu chuẩn môi trường; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu thải khí ñộc ra môi trường... Để ñảm bảo thực hiện ñúng các nghĩa vụ này, các cơ sở công nghiệp ngay từ khi các dự án ñược xây dựng phải tiến hành hoạt ñộng ĐCM, ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường.

Hoạt ñộng ĐCM, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường là các hoạt ñộng phòng ngừa ô nhiễm môi trường nói chung trong ñó có ô nhiễm môi trường không khí ñược tiến hành bởi các cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân. ĐCM là việc phân tích, dự báo các tác ñộng ñến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm phát triển bền vững. Đây cũng là một nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện. ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác ñộng ñến môi trường của dự án ñầu tư cụ thể ñưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường trước khi triển khai dự án ñó. ĐCM, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện ñối với mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt ñộng phát triển. Xét dưới góc ñộ bảo vệ môi trường không khí, theo các quy ñịnh này, các chủ dự án phải lập báo cáo ĐCM, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường với ba nội dung cơ bản: Phân tích hiện trạng môi trường không khí tại ñịa bàn hoạt ñộng của dự án hoặc của cơ sở mình; dự báo diễn biến môi trường không khí khi dự án ñi vào hoạt ñộng hoặc cơ sở tiếp tục hoạt ñộng trên ñịa bàn ñó; kiến nghị các giải pháp thích hợp

về bảo vệ môi trường không khí. Thực hiện nghĩa vụ này, các chủ thể khi tiến hành hoạt ñộng của mình sẽ phải dự liệu trước ñược những tác ñộng tiêu cực có thể gây ra cho không khí xunh quanh ñồng thời dự tính trước các biện pháp hữu hiệu ñể ngăn chặn chúng thông qua ñó thực hiện phòng ngừa ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí. Khi thực hiện dự án phải xác ñịnh có hay không phát thải các KNK, nếu có là bao nhiêu và trên cơ sở dự kiến phát thải các KNK (nếu có) ñưa ra các biện pháp ñể phát thải KNK trong giới hạn cho phép, giảm thiểu tới mức tối ña phát thải KNK. Tức là có tuân thủ ñúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về phát thải khí trong ñó có các KNK ra môi trường không khí.

Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, ĐCM, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường là hoạt ñộng thẩm tra lại tính chính xác về mặt khoa học cũng như pháp lý của báo cáo ĐTM. Mọi tác ñộng tích cực cũng như tiêu cực gây ra cho môi trường không khí từ hoạt ñộng phát triển sẽ ñược xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trong hoạt ñộng này. Điều ñó có nghĩa, những tác ñộng tới không khí cũng là một nội dung trong ñó. Đánh giá một cách ñầy ñủ và toàn diện những tác ñộng ấy ñể tìm ra các giải pháp thích hợp hạn chế ñến mức tối ña những ảnh hưởng xấu cho môi trường không khí ñặc biệt là giảm phát thải KNK ra môi trường là một ñòi hỏi bức thiết ñể bảo vệ có hiệu quả thành phần môi trường quan trọng này.

2.2.2. Kiểm soát nguồn thải ñộng

Các hoạt ñộng giao thông vân tải hiện nay ñang là nguồn gây ô nhiễm tuy không phải là chủ yếu song ñang tăng dần cùng với quá trình giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Các phương tiện giao thông vận tải hiện nay hoạt ñộng sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, trong quá trình hoạt ñộng thải ra các KNK. Kiểm soát ñược tình trạng gây ô nhiễm không khí, nguồn phát thải KNK từ các nguồn thải ñộng này cũng có nghĩa là kiểm soát ñược một phần tình trạng phát thải KNK, gây ô nhiễm môi trường không khí, giảm nhẹ BĐKH. Các quy ñịnh pháp luật hiện hành của nước ta về vấn ñề này không nhiều chỉ mới ñiều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt ñộng giao

thông vận tải nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi, chì và các chất ñộc hại khác vào không khí xung quanh. Có thể kể ñến một số quy ñịnh sau:

Khoản 2, khoản 3 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy ñịnh hạn chế việc sử dung nhiêu liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí ñộc hại ra môi trường; phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải ñạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác ñể giảm thiểu bụi ñảm bảo ñạt tiêu chuẩn môi trường.

Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy ñịnh quy hoạch giao thông phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường. Ô tô, mô tô và phương tiện giao thông cơ giới khác ñược sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo ñảm tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn và phải ñược cơ quan ñăng kiểm kiểm tra, xác nhận ñược ñưa vào sử dụng; ô tô phải có giấy chứng nhận ñạt tiêu chuẩn môi trường do Bộ Giao thông vận tải cấp mới ñược lưu hành.

Các chủ phương tiện giao thông ñường sắt, ñường bộ, ñường thủy không ñược thả khói, bụi, khí ñộc quá giới hạn cho phép vào không khí. Giới hạn cho phép ở ñây ñược hiểu là nồng ñộ tối ña cho phép các chất ñộc hại ñược quy ñịnh trong tiêu chuẩn thải khí ñối với các phương tiện giao thông (TCVN 6438:2001-Phương tiện giao thông ñường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải).

2.3. Pháp luật về phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)