Việt Nam ñối với vấn ñề ứng phó với biến ñổi khí hậu
Thế giới ngày càng hứng chịu những hậu quả nặng nề do biến ñổi khí hậu, các trận ñộng ñất, sóng thần, mưa lũ, bão tuyết, hạn hán ngày càng tăng về số lượng và cường ñộ, gây thiệt hại lớn về người và thiệt hại về kinh tế. BĐKH, ứng phó với BĐKH ñang là vấn ñề quan tâm hàng ñầu của các nước trên thế giới, trong ñó có Việt Nam. Chúng ta ñã và ñang tìm ra các chiến lược, giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến ñổi khí hậu. Tuy nhiên, ñể thực hiện ñược các chiến lược, giải pháp ñó, một công cụ không thể không nhắc ñến ñó là pháp luật. Nguyên nhân cuối cùng của sự BĐKH hiện ñại là do tác ñộng của con người. Con người, thông qua các hoạt ñộng của mình trực tiếp hoặc gián tiếp thải ra các chất gây HƯNK. Pháp luật với tư cách là các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh hành vi xử sự của con người có tác ñộng, vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt ñộng này.
Pháp luật với các ñặc trưng ñưa ra những quy tắc xử sự mà các ñối tượng phải thực hiện khi tham gia hoạt ñộng có liên quan ñến phát thải KNK như các tiêu chuẩn thải khí trong hoạt ñộng sản xuất, giao thông vận tải, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yêu cầu ñảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh từ các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… của con người, các quy ñịnh, yêu cầu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng…
Pháp luật không chỉ ñưa ra các quy tắc xử xự ñối với từng ñối tượng chủ thể trong việc giảm phát thải KNK, bảo vệ môi trường không khí nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH mà còn ñưa ra các chế tài ñối với các chủ thể do việc không thực hiện hoặc thực hiện không ñúng những quy ñịnh ñó, buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu trách nhiệm về những hành vi ñó trước pháp luật. Những chủ thể vi phạm tuỳ mức ñộ khác nhau mà phải chịu chế tài hành chính, chế tài kinh tế hay hình sự. Những chế tài này vừa có tác dụng răn ñe vừa có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không khí nhằm ứng
phó với biến ñổi khí hậu. Các chế tài này là hết sức cần thiết, ñặc biệt là ñối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
Để phát huy tốt, mang lại hiệu quả tối ưu cho các giải pháp, chiến lược giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH thì pháp luật bảo vệ môi trường không khí nhằm ứng phó với BĐKH phải ñáp ứng ñược các yêu cầu sau:
Thứ nhất, ñảm bảo tính ñồng bộ, ñầy ñủ, thống nhất và khả thi trong các quy ñịnh về pháp luật bảo vệ môi trường không khí có liên quan ñến ứng phó với BĐKH. Việc xây dựng và áp dụng các quy ñịnh về bảo vệ môi trường không khí phải ñáp ứng ñược mục tiêu ứng phó với BĐKH. Các quy ñịnh này phải ñược ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, ñiều kiện thực tế của Việt Nam ñồng thời phải phù hợp với các quy ñịnh của pháp luật quốc tế. Đồng thời, phải tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật có cùng hiệu lực, văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn không ñược trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường không khí phải ñảm bảo có sự kết hợp giữa thúc ñẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Pháp luật là công cụ ñể nhà nước quản lý xã hội, nhà nước luôn ñặt lợi ích chung của xã hội lên trên hết, do ñó pháp luật ban hành phải ñảm bảo ñến mức tối ña lợi ích cho tất cả các bên tham gia quan hệ pháp luật ñó. Như ñã phân tích ở các phần trước, phát thải KNK chủ yếu là từ hoạt ñộng khai thác tài nguyên, sản xuất, kinh doanh của con người. Ứng phó với BĐKH rất quan trọng, tuy nhiên cũng cần phải ñảm bảo vấn ñề phát triển kinh tế - một trong các nhân tố thực hiện các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Do ñó, cần phải có sự cân bằng hài hoà giữa hai yếu tố này. Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí nhằm ứng phó với BĐKH phải ñáp ứng ñược yêu cầu này. Đây cũng chính là mục tiêu mà UNFCCC ñã chỉ ra. Mục tiêu cuối cùng của Công ước này và bất kỳ các văn bản pháp lý liên quan mà Hội nghị thông qua là nhằm ñạt ñược, phù hợp với những ñiều khoản thích hợp của Công ước, sự ổn ñịnh nồng ñộ các KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa ñược sự can thiệp nguy hiểm của con người ñối với hệ thống. Mức ñó phải ñược ñạt tới trong một khung thời gian ñủ ñể cho phép các hệ sinh thái thích
nghi một cách tự nhiên với BĐKH, ñảm bảo rằng việc sản xuất lương thực không bị ñe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.
1.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu
Điều 29 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ñã quy ñịnh “Cơ quan nhà nước, ñơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy ñịnh của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành ñộng làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”. Như vậy, bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng là trách nhiệm của cả cộng ñồng.
Hiện nay, chưa có hệ thống pháp luật chung quy ñịnh về bảo vệ môi trường không khí nhằm ứng phó với BĐKH mà nội dung này ñược quy ñịnh tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Như ñã phân tích tại mục 1.1.2 nguyên nhân cơ bản của BĐKH là sự gia tăng quá mức lượng phát thải KNK dẫn ñến sự gia tăng nồng ñộ KNK trong khí quyển. Do ñó, bảo vệ môi trường không khí nhằm ứng phó với BĐKH là các hoạt ñộng kiểm soát ô nhiễm không khí do phát thải KNK. Đây có thể ñược hiểu là hoạt ñộng mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành trước hết là ñể bảo vệ môi trường không khí khỏi những tác ñộng bất lợi từ phía con người và của thiên nhiên, sau cùng là ñể ứng phó với BĐKH, ñảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát thải KNK chủ yếu là từ các hoạt ñộng của con người trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông vận tải, khai thác tài nguyên khoáng sản, từ hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ… Bên cạnh ñó, có những ngành lĩnh vực lại có tác dụng rất lớn góp phần giảm phát thải KNK như lâm nghiệp, tài nguyên nước… Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí nhằm ứng phó với BĐKH bao gồm:
1.3.2.1 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí Nguyên nhân của phát thải KNK như ñã phân tích ở mục 1.1.2 suy cho ñến cùng là do tác ñộng của con người từ các hoạt ñộng sản xuất, giao thông vận tải… Con người tồn tại cần phải tiến hành các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh ñể tạo ra của cải vật chất. Trong quá trình ñó, không thể tránh khỏi việc
thải ra các chất có hại như các KNK vào môi trường không khí. Vấn ñề ñặt ra, ñể bảo vệ môi trường không khí, giảm thiểu tác ñộng của BĐKH, giảm phát thải các KNK cần thiết phải ñưa ra giới hạn phát thải các KNK trước khi thải vào môi trường không khí. Công cụ ñiều chỉnh vấn ñề này chính là các quy ñịnh của pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy ñịnh “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xunh quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải ñược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết ñịnh làm căn cứñể quản lý và bảo vệ môi trường”.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy ñịnh về mức giới hạn của ñặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các ñối tượng khác trong hoạt ñộng kinh tế - xã hội phải tuân thủ ñể bảo vệ môi trường ñáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững.
Đây là các quy ñịnh khá quan trọng mà các cơ quan nhà nước cần phải quy ñịnh ñể ñánh giá, kiểm soát sự thay ñổi của môi trường không khí ở từng ñịa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn này ñồng thời cũng là cơ sở pháp lý ñể nhà nước kiểm soát những tác ñộng tiêu cực gây ra cho không khí từ các hoạt ñộng của mọi tổ chức, cá nhân. Hiện nay, không có các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường riêng cho các KNK, các giới hạn về phát thải KNK này ñược quy ñịnh trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường ñối với các hoạt ñộng sản xuất, các phương tiện giao thông vận tải…
1.3.2.2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Pháp luật về kiểm soát nguồn gây phát thải KNK từ các hoạt ñộng sản Pháp luật về kiểm soát nguồn gây phát thải KNK từ các hoạt ñộng sản Pháp luật về kiểm soát nguồn gây phát thải KNK từ các hoạt ñộng sản xuất kinh, dịch vụ bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh hoạt ñộng phát thải KNK của các tổ chức, cá nhân vào môi trường không khí trong các hoạt ñộng của họ. Nói cách khác, ñây là những quy phạm pháp luật kiểm soát phát thải KNK từ nguồn phát sinh ra khí thải, bao gồm kiểm soát các nguồn thải tĩnh và kiểm soát các nguồn thải ñộng. Nếu kiểm soát tốt các nguồn
thải này thì cũng có nghĩa là môi trường không khí ñã ñược kiểm soát một cách hiệu quả. Các nội dung này ñược quy ñịnh chủ yếu tại Chương V Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
1.3.2.3. Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí
Đây là những hoạt ñộng nhằm khắc phục và giảm thiểu những tác ñộng bất lợi gây ra cho môi trường không khí khi các hiện tượng ô nhiễm không khí hay sự cố môi trường không khí do KNK xảy ra. Hoạt ñộng quan trọng nhất trong các hoạt ñộng phòng chống, khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường không khí, giảm sự phát thải KNK chính là hoạt ñộng bảo vệ và phát triển rừng. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng ñối với việc bảo vệ môi trường không khí. Nếu như tất cả thực vật trên Trái ñất ñã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí ñể phục vụ cho hô hấp của con người, ñộng vật và sâu bọ trên Trái ñất trong khoảng 2 năm. Rừng giữa không chỉ cung cấp nguồn gỗ, củi, là nơi cư trú củañộng vật và tàng trữ các loài gen quý hiếm mà nó còn ñiều hòa khí hậu, tạo ra oxy, ñiều hòa nước. Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300-500 kg, 16 tấn oxy. Mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 tướng ứng với lượng oxy do 1.000 – 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm. Ở mục 1.2.2, chúng ta ñã có những số liệu về mức ñộ hấp thụ khí CO2. Rừng góp phần giảm tác ñộng của KNK, qua ñó giảm tác ñộng của BĐKH. Rừng là bể hấp thụ, bể chứa các KNK tốt nhất, hiệu quả nhất.
Một trong các giải pháp phòng, chống, khắc phục sự phát thải KNK vào môi trường không khí mà chúng ta ñang thực hiện ñó là thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM). Ngày 9 tháng 5 năm 1992, UNFCCC ñã ñược thông qua tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (còn gọi là Hội nghị Thượng ñỉnh Trái ñất) ở Rio de Janeiro, Bra-xin vào tháng 6 năm 1992, 155 lãnh ñạo Nhà nước/Chính phủ ñã ký UNFCCC. Theo quy ñịnh tại Điều 23 của UNFCCC, sau khi hội ñủ các ñiều kiện, Công ước này ñã có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 3 năm 1994. Các Bên tham gia UNFCCC nhận thấy cần có những cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn của các nước phát triển trong việc ñối phó với những tác ñộng nghiêm
trong của biến ñổi khí hậu. Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên của UNFCCC (COP 3), tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản, Nghị ñịnh thư của UNFCCC ñã ñược thông qua và gọi là Nghị ñịnh thư Kyoto (KP). KP ñưa ra "03 Cơ chế mềm dẻo" cho phép các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải KNK của họ. Đó là cơ chế cùng thực hiện (JI), cơ chế mua bán quyền phát thải (ET) và Cơ chế phát triển sạch (CDM). CDM ñưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển, theo ñó các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước ñang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững qua ñó giảm nhẹ tác ñộng tiêu cực của BĐKH;
CDM là một cơ chế ñối tác ñầu tư giữa các nước phát triển và các nước ñang phát triển. CDM là cơ chế quan trọng, hấp dẫn và thiết thực nhất ñối với các nước ñang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước phát triển ñầu tư, thực hiện các dự án giảm phát thải các KNK tại các nước ñang phát triển và nhận ñược tín dụng dưới dạng "Giảm phát thải ñược chứng nhận (CERs)". Khoản tín dụng này ñược tính vào chỉ tiêu giảm phát thải các KNK của các nước phát triển, giúp các nước này thực hiện cam kết giảm phát thải các KNK. Một trong những lợi ích chính do CDM mang lại ñối với các nước ñang phát triển như Việt Nam là tiếp nhận công nghệ mới thân thiện với môi trường, góp phần giảm phát thải các KNK và bảo vệ môi trường. Hỗ trợ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội bền vững của trung ương, ngành và ñịa phương. Chính phủ Việt Nam ký UNFCCC ngày 11 tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn UNFCCC ngày 16 tháng 11 năm 1994, ký KP ngày 03 tháng 12 năm 1998 và phê chuẩn KP ngày 25 tháng 9 năm 2002. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ñược Chính phủ giao làm Cơ quan ñầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP. Bộ Tài nguyên và Môi trường ñã và ñang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và ñịa phương có liên quan tiến hành các hoạt ñộng thực hiện UNFCCC, KP. Kể từ ñó, chính phủ ñã ban hành hàng loạt văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn thực thi UNFCCC và KP. Rất nhiều văn bản trong số này liên quan tới Cơ chế CDM như sau:
+ Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2005 về việc tổ chức thực hiện KP theo UNFCCC;
+ Quyết ñịnh số 47/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 04 năm 2007 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện KP theo UNFCCC giai ñoạn 2007- 2010;
+ Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 08 năm 2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính ñối với dự án ñầu tư theo Cơ chế CDM và Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-