Pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng hợp lý tà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 66)

nguyên thiên nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Năng lượng là ñộng lực phát triển kinh tế - xã hội. Năng lượng ñóng vai trò quan trọng và quyết ñịnh ñối với việc nâng cao năng suất lao ñộng, cải tạo ñiều kiện sống của con người. Cùng với tăng trưởng kinh tế, thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong sản xuất và ñời sống ngày một tăng, trong khi ñó ngành năng lượng ñang phải ñối mặt với nhiều vấn ñề khó khăn, ñặc biệt là sự hạn chế về nguồn cung cấp năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Mức khai thác năng lượng tăng lên cùng với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ. Trong ba thế kỷ qua khai thác năng lượng tăng tới 3000 lần, theo các số liệu thống kê và dự báo của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thì mức

tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ tăng 57% trong thời gian từ năm 2004 ñến năm 2030, trong ñó mức tiêu thụ ñiện năng sẽ tăng với tốc ñộ trung bình một năm là 0,46 tỷ kWh. Hậu quả của sự gia tăng nhu cầu năng lượng này là sự gia tăng rất mạnh lượng khí thải CO2. Nếu như năm 2004 có 26,9 tỷ m3

khí này thải vào khí quyển thì ñến năm 2015, con số này sẽ là 33,9 và năm 2030 là 42,9 tỷ m3. Do ñó, biện pháp ñể cải thiện môi trường không khí, giảm phát thải KNK là phát triển năng lượng bền vững, tức là:

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ñây là xu thế ñược xem là quốc sách của mọi quốc gia, năng lượng tiết kiệm ñược như là nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cũng có nghĩa là giảm cường ñộ năng lượng ñối với sản xuất và ñời sống.

- Đa dạng hoá nguồn năng lượng mà chủ yếu là phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối và các sản phẩm ñược chế biến từ nó (ethanol, biodiesel, biogas…), ñịa nhiệt, năng lượng biển. Đây là các nguồn năng lượng sạch, tái sinh, tiềm năng lớn, có thể nói là vô tận, phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ñể thay thế dần các nguồn năng lượng hoá thạch.

- Nghiên cứu các phương pháp mới ñể sản xuất năng lượng, có thể kể tới là sản xuất năng lượng bằng công nghệ từ thuỷ ñộng, pin nhiên liệu, công nghệ nanô, khống chế phản ứng nhiệt hạch…

- Thăm dò khảo sát bổ sung tài nguyên năng lượng về than, dầu, khí, uran, hydrat…

- Phát triển năng lượng bền vững, thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM), giảm thiểu ảnh hưởng môi trường.

Năng lượng tái tạo là những nguồn năng lượng sạch, trong ñó nhiều nguồn có tiềm năng rất to lớn. Việc khai thác sử dụng những nguồn năng lượng này nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống của trái ñất và ñặc biệt là bổ xung, thay thế dần cho những nguồn năng lượng hoá thạch ñang dần cạn kiệt là một xu thế tất yếu, một nhiệm vụ khoa học công nghệ ñược ưu tiên và mang tính chiến lược lâu dài ñối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

- Để khắc phục sự cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống - không tái tạo ñược, ñồng thời ñể hạn chế sự ô nhiễm môi trường do khai thác năng lượng gây ra, nhiều nước trên thế giới ñã tập trung nghiên cứu khai thác các nguồn năng lượng sạch, tái tạo ñược như năng lượng bức xạ mặt trời, gió, ñịa nhiệt, sinh khối, thuỷ ñiện, thuỷ triều, dòng chảy, sóng và một số nguồn năng lượng khác.

- Sử dụng năng lượng tái tạo chủ yếu trong sản xuất ñiện, gồm có: + Thủy ñiện nhỏ;

+ Sử dụng năng lượng gió;

+ Năng lượng mặt trời; công nghệ Pin mặt trời nối lưới” ; + Năng lượng sinh khối ;

+ Năng lượng ñịa nhiệt.

Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm ñến năng lượng nói chung trong ñó có vấn ñề sử dụng. Tầm quan trọng của vấn ñề quản lý và thúc ñẩy hoạt ñộng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ñã ñược khẳng ñịnh gần ñây nhất trong Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị về ñịnh hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam ñến năm 2020, tầm nhìn ñến 2050 và ñược cụ thể hoá tại Quyết ñịnh số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong ñó khẳng ñịnh mục tiêu của phát triển năng lượng quốc gia là Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các hoạt ñộng khuyến khích, thúc ñẩy, tuyên truyền cộng ñồng, khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện ñồng bộ các hoạt ñộng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội; thông qua các hoạt ñộng của Chương trình, ñạt ñược mục tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng cụ thể, giảm một phần mức ñầu tư phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội; ñồng thời góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thời gian qua văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ñể ñiều chỉnh vấn ñề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là Nghị ñịnh số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy ñịnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong các toà nhà, ñối với các thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng và trong sinh hoạt của nhân dân. Nghị ñịnh quy ñịnh nội dung quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các hành vi bị nghiêm cấm, các biện pháp khuyến khích, thúc ñẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quy ñịnh về các biện pháp về công nghệ ñể thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… Tuy nhiên, Nghị ñịnh 102/2003/NĐ-CP còn có những hạn chế không khắc phục ñược. Nghị ñịnh thiên về các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận ñộng mà thiếu các chế tài bắt buộc thực hiện. Trong ñiều kiện hiện nay, khi nhận thức của cộng ñồng ñã ñược nâng cao, vì lợi ích của quốc gia, nhiều cơ chế trong hoạt ñộng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần phải buộc thực hiện. Nghị ñịnh 102/2003/NĐ-CP ñã không ñáp ứng ñược yêu cầu này tại thời ñiểm hiện nay.

Trước thực trạng ñó, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng ñã ñược Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 tạo ra cơ sở hành lang pháp lý quan trọng cho việc sử dụng và quản lý việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả. Luật ñã quy ñịnh ñược nguyên tắc ñể ñiều chỉnh các ñối tượng sử dụng năng lượng, phối hợp ñồng bộ giữa biện pháp tuyên truyền, khuyến khích và quản lý bắt buộc, ñặc biệt ñối với các ñối tượng sử dụng nhiều năng lượng. Theo ñó, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng ñiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các biện pháp quản lý và công nghệ ñược quy ñịnh trong Luật, khuyến khích các ñối tượng khác trong toàn xã hội thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng; xác ñịnh rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố; Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ sở sử dụng năng lượng trong công tác phối hợp, báo cáo hiện trạng sử dụng năng lượng, lập và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại

ñơn vị. Khuyến khích hình thành mạng lưới các tổ chức dịch vụ ñể triển khai các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng tại các ñịa phương.

Liên quan ñến việc sản xuất và cung cấp năng lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cũng ñã ñược quy ñịnh tại một số Luật như: Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Năng lượng nguyên tử... và một số văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, ñịa phương:

Luật Điện lực ñã ñược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Trong luật này, Chính sách phát triển ñiện nông thôn, miền núi, hải ñảo ñã ñược nêu tại Điều 60 và ñầu tư phát triển ñiện ở nông thôn, miền núi, hải ñảo ñã ñược nêu cụ thể tại Điều 61. Theo Điều 61 của Luật Điện lực, chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: hỗ trợ về vốn ñầu tư, hỗ trợ về lãi suất vay vốn ñầu tư, ưu ñãi về thuế.

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bộc lộ không ít bất cập, ñó là hiệu lực pháp lý của văn bản chưa cao, tuy Luật sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả ñã ñược thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực thi hành, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất vẫn là Nghị ñịnh số 102/2003/NĐ-CP; các biện pháp ñề ra chủ yếu mang tính khuyến khích, chưa có chế tài ñủ mạnh; các thể chế tài chính chưa ñược hình thành ñể khuyến khích, thúc ñẩy các hoạt ñộng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và ñịa phương còn bất hợp lý, thiếu ñồng bộ. Như vậy, có thể nói, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổng thể chưa ñáp ứng ñược yêu cầu về quản lý và thúc ñẩy hoạt ñộng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của cộng ñồng; chưa tạo ñủ cơ sở pháp lý ñể thực hiện các ñịnh hướng chiến lược về phát triển và sử dụng năng lượng mà Đảng và Chính phủ ñã ñề ra.

2.4. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

2.4.1. X lý các hành vi vi phm hành chính v k im soát ô nhim k hông k hí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 66)