Các hoạt ñộng gây ra ô nhiễm môi trường không khí, phát thải khí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 26)

khí nhà kính ở Việt Nam

Như ñã phân tích ở trên, sự gia tăng phát thải KNK là nguyên nhân cơ bản gây ra BĐKH hiện ñại và sự gia tăng này do sự tác ñộng của con người. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí do phát thải KNK từ các hoạt ñộng của con người có nguy cơ ngày càng gia tăng do nền công nghiệp của ñất nước còn chưa phát triển. Hoạt ñộng công nghiệp có thể coi là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất ở nước ta mà chủ yếu là do công nghệ lạc hậu. Các cơ sở công nghiệp ñược xây dựng trước ñây ñều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi song lại hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải ñộc hại. Nói cách khác là chúng không ñảm bảo ñược tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Bên cạnh ñó, hầu hết các cơ sở công nghiệp cũ lại ñược bố trí rất phân tán. Khi quá trình ñô thị hóa diễn ra, phạm vi các thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn các khu công nghiệp cũ ñều nằm trong nội thành của nhiều thành phố làm cho mức ñộ ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 500 xí nghiệp cũ trong tổng số 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành; thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp cũ trong tổng số 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí chủ yếu hiện nay ở Việt Nam là: công nghiệp nhiệt ñiện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng; công nghiệp luyện kim; công nghiệp hóa chất và một số ngành công nghiệp khác như công nghiệp giầy, công nghiệp thực phẩm.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa và ñô thị hóa, phương tiện giao thông cơ giới ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, ñặc biệt là ở các ñô thị. Chính vì lẽ ñó mà nguồn thải từ giao thông vận tải ñã trở thành nguồn gây ô nhiễm chính ñối với không khí ở ñô thị, nhất là các ñô thị lớn như: Hà Nội, Hải

Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, số lượng xe máy tăng lên rất nhanh (trung bình mỗi năm là 15 ñến 18%). Đây không chỉ là nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông mà còn làm tăng nguồn thải gây ô nhiễm không khí ở nhiều ñô thị lớn. Các phương tiện này thải ra nhiều khói, bụi, hơi xăng dầu khí CO, NO2, SO2 rất ñộc hại cho không khí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)