Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 41)

nguyên và Môi trường tiếp tục ban hành Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành QCVN về môi trường trong ñó có các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí gồm QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp ñối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp ñối với một số chất hữu cơ; QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt ñiện; QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng. Như vậy, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí của Việt Nam bao gồm hai loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng môi trường không khí xung quanh và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải.

2.1.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh không khí xung quanh

Đây là loại quy chuẩn ñược xây dựng nhằm ñáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng không khí. Tuy nhiên, trong ñiều kiện trình ñộ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế thì chưa thể loại trừ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các quy chuẩn chất lượng môi trường không khí hiện hành ñược xác lập trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học nhằm bảo ñảm cho chất lượng không khí ở mức tương ñối trong sạch, hạn chế ñến mức tối ña có thể sự phát thải các KNK vào không khí. Mức ñộ ñó ñược ñánh giá bằng nồng ñộ chất ñộc hại chứa trong một ñơn vị trọng lượng hay trong một ñơn vị thể tích không khí. Đơn vị ño lường thông dụng là trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong 1m3

không khí (mg/m3).

QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất ñộc hại trong không khí xung quanh, trong ñó quy ñịnh giá trị giới

hạn các thông số cơ bản (O3, NOx, CO…) và nồng ñộ tối ña cho phép của một số chất ñộc hại (bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ) trong không khí xung quanh [Phụ lục I].

Như vậy, có thể thấy rằng ñể có thể ñảm bảo ñược tính khả thi của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí xung quanh, trong ñiều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam hiện nay, chúng ta không thể ñặt ra yêu cầu quá cao về chất lượng không khí như một số quốc gia trên thế giới. Nhưng với việc xác ñịnh nồng ñộ các chất gây ô nhiễm trong không khí theo hai quy chuẩn về chất lượng không khí nêu trên thì cũng có nghĩa Nhà nước vẫn kiểm soát ñược tình trạng ô nhiễm không khí trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nó cũng cho thấy chất lượng không khí cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người vẫn ñang ñược ñảm bảo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)