Pháp luật về cơ chế phát triển sạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 57)

CDM là cơ chế hợp tác ñặc biệt liên quan ñến các nước ñang phát triển, nhằm hỗ trợ các nước này thực hiện phát triển bền vững thông qua sự ñầu tư

một cách thiện hữu với môi trường của Chính phủ các nước công nghiệp hoá và các doanh nghiệp của các nước này. Mục tiêu cơ bản nhất của CDM là hướng tới phát triển bền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng KNK phát thải ñịnh lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu. Bên cạch những lợi ích kinh tế trực tiếp thu ñược từ các dự án CDM còn có nhiều lợi ích khác, thông qua việc ñược chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường cho các lĩnh vực ñược chọn lọc là một lợi ích ñáng ñược chú ý bởi vì các dự án giảm phát thải KNK còn kéo theo việc giảm tác ñộng ñến môi trường ở ñịa phương.

Khi tham gia vào các hoạt ñộng CDM, các nước ñang phát triển như Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút vốn ñầu tư cho các dự án hỗ trợ chuyển ñổi trong nền kinh tế thị trường nhưng ít phát thải hơn; thông qua CDM, Việt Nam sẽ có ñược một công cụ chuyển giao công nghệ ñể ñầu tư vào các dự án thay thế công nghệ nhiên liệu hoá thạch cũ, kém hiệu quả hoặc tạo ra những ngành công nghiệp mới có công nghệ thân thiện với môi trường. Đặc biệt CDM còn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua việc chuyển giao công nghệ và các nguồn tài chính; sản xuất năng lượng theo hướng bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường; xoá ñói giảm nghèo nhờ tăng thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm, hỗ trợ cho các chương trình phát triển của trung ương và ñịa phương. Vì vậy, ñứng trước vấn ñề ô nhiễm môi trường ñang ñược sự quan tâm của cộng ñồng quốc tế thì CDM trở thành một công cụ triển khai chính sách quốc gia về môi trường ở nhiều nước tham gia Nghị ñịnh thư Kyoto, trong ñó có Việt Nam.

CDM thật sự là một cơ hội ñể các doanh nghiệp Việt Nam có ñược nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển về cả tài chính, công nghệ và nhân lực. Ngay cả ñối với các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể thực hiện các dự án CDM loại nhỏ và liên kết với nhau ñể cùng ñạt ñược các CERs và tham gia vào thị trường mua bán chứng nhận giảm phát thải. Có thể nói, Dự án CDM ñem lại nhiều lợi ích, ñồng thời cho cả nhà ñầu tư, nhà nước và môi trường nên cần phải có cơ chế khuyến khích.

Dự án CDM là dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, tuân thủ quy trình và ñiều kiện nghiêm ngặt ñể giảm khí phát thải, bảo vệ môi trường nên

việc thu hút ñầu tư vào dự án CDM có ý nghĩa quan trọng ñối với trình ñộ công nghệ sản xuất của nước ta cũng như ñối với việc bảo vệ bền vững môi trường sống nói chung. Do ñó, việc thu hút ñầu tư vào dự án CDM ở Việt Nam là hướng ưu tiên ñặc biệt của Nhà nước. Vì vậy, việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính ñối với dự án CDM cần phải tạo ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, phải khơi thông, tạo thuận lợi cho các nguồn vốn trong và ngoài nước ñầu tư vào dự án CDM. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách tài chính ñể khuyến khích ñầu tư vào dự án CDM cũng phải tuân theo các quy ñịnh của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, ñảm bảo sự bình ñẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và không làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là nguyên tắc ñể xây dựng cơ chế tài chính cho dự án CDM trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Các dự án CDM ñược khuyến khích ñầu tư ở Việt Nam trước hết là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, giảm nhẹ phát thải KNK, giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Địa bàn khuyến khích ñầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các khu vực có ñiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Các lĩnh vực xây dựng, ñầu tư thực hiện dự án CDM là toàn bộ các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm các lĩnh vực sau [44]:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; - Khai thác, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo;

- Chuyển ñổi sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính;

- Thu hồi và sử dụng khí ñốt ñồng hành từ các mỏ khai thác dầu;

- Thu hồi khí mêtan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than ñể tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát ñiện, sinh hoạt;

- Trồng rừng hoặc tái trồng rừng ñể tăng khả năng hấp thụ, giảm phát thải khí nhà kính;

- Giảm phát thải khí mêtan (CH4) từ các hoạt ñộng trồng trọt và chăn nuôi; - Các lĩnh vực khác mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính.

Theo quy ñịnh tại Điều 5 Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 8 năm 2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính ñối với dự án ñầu tư theo Cơ chế sạch CDM (sau ñây gọi là Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg), dự án CDM thực hiện tại Việt Nam phải bảo ñảm các yêu cầu sau ñây:

- Giảm phát thải khí nhà kính với lượng giảm là có thực, mang tính bổ sung, ñược tính toán và kiểm tra, giám sát theo kế hoạch cụ thể;

- Là dự án ñược xây dựng theo quy ñịnh của pháp luật hiện hành về ñầu tư, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát tiển của Bộ, ngành, ñịa phương, và góp phần bảo ñảm phát triển bền vững của Việt Nam;

- Nhà ñầu tư xây dựng và thực hiện dự án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp luật Việt Nam và các ñiều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

- Bảo ñảm tính khả thi với công nghệ tiên tiến và nguồn tài chính phù hợp, không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vốn ñầu tư từ ngân sách nhà nước ñể thu ñược CERs chuyển cho nhà ñầu tư dự án CDM từ nước ngoài;

- Có báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường;

- Thực hiện ñăng ký với EB và ñược EB chấp thuận;

- Quá trình thực hiện dự án không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm mới nào cho Chính phủ Việt Nam so với nội dung ñã ñược quy ñịnh trong Nghị ñịnh thư Kyoto;

- Xây dựng theo ñúng trình tự, thủ tục quy ñịnh ñối với dự án CDM, ñược Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Thư xác nhận, hoặc Thư phê duyệt.

Bên cạnh ñó, nhà nước ñưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích loại hình này phát triển. Theo quy ñịnh tại Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 04/7/2008 của Liên Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số ñiều của

Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính ñối với dự án ñầu tư theo cơ chế phát triển sạch (sau ñây gọi là Thông tư Liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTNMT) thì các cơ chế, chính sách tài chính ñược áp dụng ñối với cả 03 giai ñoạn của chu trình xây dựng, triển khai thực hiện dự án CDM gồm: giai ñoạn chuẩn bị (nghiên cứu, xây dựng văn kiện dự án CDM); giai ñoạn thực hiện dự án và giai ñoạn cuối - hỗ trợ các sản phẩm ñầu ra của dự án CDM.

Chính sách h tr trong vic nghiên cu, xây dng văn kin d án CDM

Nghiên cứu, xây dựng văn kiện dự án CDM là khâu quan trọng trong quá trình triển khai các dự án CDM, là căn cứ ñể cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ñể các bên triển khai các bước tiếp theo trong chu trình của dự án CDM. Vấn ñề này ñược quy ñịnh tại Điều 4 Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy ñịnh việc xây dựng, cấp thư xác nhận, cấp thư phê duyệt dự án theo cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị ñịnh thư Kyoto. Theo ñó, các bên tham gia dự án sau khi ñã lựa chọn ñược công nghệ, phương thức phân chia lợi ích có ñược từ dự án CDM, các bên xây dựng dự án CDM xây dựng Văn kiện dự án CDM trên cơ sở yêu cầu của nhà ñầu tư theo 1 trong 2 cách gồm xây dựng PIN trình cấp có thẩm quyền cấp Thư xác nhận sau ñó tiếp tục xây dựng PDD hoặc PoA-DD cùng CPA-DD chung và CPA-DD thực tế; xây dựng PDD hoặc PoA-DD cùng CPA-DD chung và CPA-DD thực tế trình cấp có thẩm quyền cấp Thư phê duyệt. Căn cứ các văn kiện này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét cấp Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt cho dự án.

Tuy nhiên, trong việc xây dựng và phát triển các dự án CDM, các bên tham gia dự án phải bỏ ra những khoản chi phí nhất ñịnh cho việc nghiên cứu, thuê tư vấn, trình duyệt dự án… nhưng thường phải chấp nhận nhiều rủi ro khi dự án không ñược thông qua bởi EB. Trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ñã ñề ra chiến lược ñể thúc ñẩy, phát triển nhiều dự án CDM tại Việt Nam thì ñây chính là một trong những rào cản làm ảnh hướng ñến mục tiêu của chiến lược. Như vậy, ñể giảm thiểu rào cản này, ñồng thời khuyến khích việc xây dựng, phát triển dự án CDM tại Việt Nam, tại ñiểm 5.1.4. Mục I Thông tư Liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTNMT quy ñịnh tuỳ theo khả năng cân ñối

nguồn thu từ lệ phí bán CERs và nhu cầu sử dụng, thực hiện hỗ trợ tối ña 30% chi phí xây dựng văn kiện thiết kế dự án và chỉ áp dụng ñối với các dự án có ñủ ñiều kiện: Thuộc Danh mục lĩnh vực xây dựng, ñầu tư thực hiện dự án CDM quy ñịnh tại Điều 3 Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg và ñiểm 2 Mục II Thông tư này; trong quá trình xây dựng văn kiện thiết kế dự án không có nguồn tài trợ khác; văn kiện thiết kế dự án ñã ñược Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Thư phê duyệt; và nhà ñầu tư có văn bản ñề nghị hỗ trợ kinh phí kèm theo bản tổng hợp chi phí xây dựng văn kiện thiết kế dự án và các chứng từ chi có liên quan gửi Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Mức hỗ trợ cụ thể do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xem xét quyết ñịnh.

Cơ chế, chính sách tài chính trong quá trình thc hin d án CDM

Dự án CDM là dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, tuân thủ quy trình và ñiều kiện nghiêm ngặt ñể giảm khí phát thải, bảo vệ môi trường nên việc thu hút ñầu tư vào dự án CDM có ý nghĩa quan trọng ñối với trình ñộ công nghệ sản xuất của nước ta cũng như ñối với việc bảo vệ bền vững môi trường sống nói chung. Do ñó, việc thu hút ñầu tư vào dự án CDM ở Việt Nam là hướng ưu tiên ñặc biệt của Nhà nước. Vì vậy, việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính ñối với dự án CDM cần phải tạo ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, phải khơi thông, tạo thuận lợi cho các nguồn vốn trong và ngoài nước ñầu tư vào dự án CDM. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách tài chính ñể khuyến khích ñầu tư vào dự án CDM cũng phải tuân theo các quy ñịnh của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, ñảm bảo sự bình ñẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và không làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là nguyên tắc ñể xây dựng cơ chế tài chính cho dự án CDM trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Với lý do trên, tại Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg ñã quy ñịnh các cơ chế, chính sách tài chính ñối với dự án CDM với mức ưu ñãi hiện ñang áp dụng ñối với lĩnh vực ưu ñãi ñầu tư phù hợp với quy ñịnh của Luật Đầu tư, hệ thống pháp luật về thuế và các quy ñịnh khác của pháp luật về ưu ñãi ñầu tư với các cơ chế. Do tính chất của dự án CDM phải sử dụng công nghệ cao, tiên

tiến thân thiện với môi trường ñể có thể giảm phát thải KNK nên ñược xem là dự án thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới chưa ñược áp dụng tại Việt Nam; ñồng thời cũng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vì vậy, theo Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg thì các dự án CDM sẽ ñược áp dụng các mức ưu ñãi theo quy ñịnh của pháp luật hiện hành ñối với dự án ñầu tư trong lĩnh vực ñặc biệt ưu ñãi ñầu tư quy ñịnh tại Nghị ñịnh số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ñiều của Luật Đầu tư (sau ñây gọi tắt là Nghị ñịnh số 108/2006/NĐ-CP). Bao gồm các ưu ñãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; về thuế nhập khẩu; về tiền sử dụng ñất, tiền thuê ñất; về chính sách huy ñộng vốn ñầu tư; về chính sách khấu hao tài sản cố ñịnh.

V hch toán chi phí, thu nhp ca cơ s sn xut kinh doanh có d án CDM

Do dự án CDM có thể là dự án mới hoặc dự án ñang hoạt ñộng nhưng có ñầu tư thêm ñể ñổi mới công nghệ, thực hiện các biện pháp giảm phát thải KNK. Vì vậy, tại Điều 10 Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg ñã quy ñịnh việc hạch toán thu nhập và chi phí của cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án CDM ñược tách bạch giữa các chi phí, thu nhập liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và khoản thu nhập từ chuyển nhượng CERs. Theo ñó, nhà ñầu tư xây dựng dự án CDM phải hạch toán chi phí ñầu tư, chi phí hoạt ñộng của dự án CDM, thu nhập từ hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của dự án CDM theo quy ñịnh của pháp luật hiện hành. Riêng thu nhập từ bán CERs ñược hạch toán vào thu nhập khác.

Để tạo ñiều kiện cho nhà ñầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM chủ ñộng trong việc tính toán các phương án tài chính có lợi nhất, tại Điều 10 Quyết ñịnh số 130/2007/QĐ-TTg cũng ñã quy ñịnh họ ñược lựa chọn phương thức hạch toán khoản thu nhập từ bán CERs vào thu nhập của năm bán CERs hoặc phân bổ cho các năm.

V l phí bán CERs

Các bên tham gia dự án CDM ñều có thể trở thành người bán CERs thu ñược từ dự án CDM thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, ñể có ñược CERs và

có ñủ ñiều kiện ñể bán CERs, dự án CDM cần có ñược sự hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà nước thông qua các hoạt ñộng triển khai thực hiện Nghị ñịnh thư Kyoto và CDM. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, trên thực tế, các nước có dự án CDM ñều có chính sách ñiều tiết một phần khoản thu nhập mà dự án CDM thu ñược từ việc bán CERs của các dự án CDM. Cụ thể, kinh nghiệm Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc cho rằng họ sở hữu nguồn giảm khí thải của quốc gia và số khí thải giảm ñược từ dự án CDM cụ thể thuộc về chủ sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)