7. Kết cầu của luận văn
2.2.1.3 Những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn
Trong Luật Doanh nghiệp 2005 không có quy định về vấn đề trên nhưng tại Quy chế quản trị công ty niêm yết quy định rất cụ thể: Hội đồng Quản trị của công ty xây dựng một cơ chế liên lạc thường xuyên với các cổ đông lớn đồng thời cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình gây tổn hại đến các quyền và lợi ích của Công ty và các cổ đông khác.
2.2.1.4 Họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên, bất thƣờng
Để thực hiện Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường, các công ty đại chúng phải thực hiện theo đúng những quy định về cách thức trình tự, thủ tục, triệu tập, biểu quyết, hủy cuộc họp, biên bản cuộc họp từ điều 97 đến điều 107 LDN 2005 ... tuy nhiên đối với công ty đại chúng đã niêm yết ngoài các quy định chung còn phải tuân thủ một số quy định sau: (i) Thông báo triệu tập Đại hội đồng cổ đông; (ii) Cách thức đăng ký tham dự Đại hội đồng cổ đông; (iii) Cách thức bỏ phiếu và kiểm phiếu (đối với những vấn đề nhạy cảm và nếu cổ đông có yêu cầu, công ty niêm yết phải chỉ định tổ chức trung lập thực hiện việc thu thập và kiểm phiếu); (iv) Thông báo kết quả bỏ phiếu; (v) Cách thức phản đối nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; (vi) Ghi biên bản Đại hội đồng cổ đông; (vii) Lập biên bản Đại hội đồng cổ đông; (viii) Thông báo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ra công chúng và các vấn đề khác.
Hội đồng Quản trị sắp xếp chương trình nghị sự của Đại hội đồng cổ đông một cách hợp lý, bố trí thời gian hợp lý để thảo luận và biểu quyết từng vấn đề trong chương trình họp Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông có quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người uỷ quyền vào các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông có thể uỷ quyền cho Hội đồng Quản trị hoặc các tổ chức lưu ký làm đại diện cho mình tại Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp tổ chức lưu ký được cổ đông uỷ quyền làm đại diện, tổ chức lưu ký
phải công khai nội dung được uỷ quyền biểu quyết. Công ty niêm yết phải hướng dẫn thủ tục uỷ quyền và lập giấy uỷ quyền cho các cổ đông theo quy định.
Kiểm toán viên hoặc đại diện công ty kiểm toán có thể được mời dự họp Đại hội đồng cổ đông để phát biểu ý kiến tại Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề kiểm toán.
Nhằm tăng cường hiệu quả của các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty niêm yết phải cố gắng tối đa trong việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham gia vào các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông một cách tốt nhất.
Hàng năm công ty niêm yết phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông. Việc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên không được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Công ty niêm yết quy định trong Điều lệ Công ty các nguyên tắc, trình tự, thủ tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
2.2.1.5 Báo cáo hoạt động của Hội đồng Quản trị tại Đại hội đồng cổ đông
Báo cáo hoạt động của Hội đồng Quản trị trình Đại hội đồng cổ đông phải tối thiểu có các nội dung sau:
Đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong năm tài chính; Hoạt động của Hội đồng Quản trị;
Tổng kết các cuộc họp của Hội đồng Quản trị và các quyết định của Hội đồng Quản trị;
Kết quả giám sát đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành; Kết quả giám sát đối với các cán bộ quản lý;
Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát trình Đại hội đồng cổ đông phải tối thiểu có các nội dung sau:
Hoạt động của Ban kiểm soát;
Tổng kết các cuộc họp của Ban kiểm soát và các quyết định của Ban kiểm soát;
Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của công ty;
Kết quả giám sát đối với thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban giám đốc, và các cán bộ quản lý;
Báo cáo đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc, và cổ đông.
2.2.2 Hội đồng Quản trị và thành viên Hội đồng Quản trị 2.2.2.1 Hội đồng Quản trị 2.2.2.1 Hội đồng Quản trị
Theo thông lệ quốc tế: Hội đồng Quản trị tại một công ty cổ phần đại chúng là một thể chế được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc chỉ định, bao gồm nhiều thành viên cùng thực hiện chức năng quản trị và giám sát các hoạt động của công ty. Các hoạt động của Hội đồng Quản trị được xác định bởi phạm vi quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ quy định tại Điều lệ công ty. Điều lệ công ty quy định về số lượng thành viên Hội đồng Quản trị, cách thức lựa chọn thành viên Hội đồng Quản trị và phương thức hoạt động của Hội đồng Quản trị. Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng Quản trị bao gồm:
- Thực hiện việc quản trị công ty thông qua việc xây dựng các chính sách và mục tiêu lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Lựa chọn, bổ nhiệm, hỗ trợ và giám sát hoạt động của Ban Giám đốc; - Đảm bảo các nguồn lực tài chính phù hợp cho hoạt động của công ty; - Thông qua ngân sách hoạt động hàng năm.
Tại Việt Nam: Theo Điều 108, Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, Hội đồng Quản trị được định nghĩa như sau: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý công
ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của LDN; - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của LDN hoặc Điều lệ công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; - Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Ngoài các quyền trên, Luật Doanh nghiệp còn quy định thành viên Hội đồng Quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/Phó Giám đốc, người quản lý trong các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và các đơn vị trong công ty. Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT.
Đối với công ty đại chúng niêm yết thì Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của Công ty. Công ty niêm yết xây dựng cơ cấu quản trị công ty đảm bảo Hội đồng Quản trị có thể thực thi nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và quan tâm tới lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty.
Hội đồng Quản trị xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và trình tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng Quản trị.
Với những quy định này, Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ và gẫn gũi với thông lệ quốc tế về Hội đồng Quản trị và các quyền cũng như nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị. Như vậy, thông lệ quốc tế và
Việt Nam cho thấy sự thống nhất về khái niệm Hội đồng Quản trị và thành viên cũng như chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị trong một công ty cổ phần.
2.2.2.2 Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 111) Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng Quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng Quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng Quản trị. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Trên thực tế, việc bầu Chủ tịch nên do HĐQT thực hiện (để đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động quản lý) vì Đại hội đồng Cổ đông khi họp phải tuân theo cách thức, thủ tục phức tạp hơn.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005, Chủ tịch HĐQT có thẩm quyền chung trong việc điều hành hoạt động của HĐQT và làm chủ tọa họp Đại hội cổ đông chứ không tham gia trực tiếp hoạt động Quản trị doanh nghiệp, chủ tịch HĐQT có các quyền và nghĩa vụ sau:
(i) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Quản trị;
(ii) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp;
(iii) Triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng Quản trị;
(iv) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng Quản trị;
(v) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị;
(vi) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;
(vii) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Luật Doanh nghiệp quy định việc ứng cử, đề cử thành viên HĐQT cho các công ty cổ phần, tuy nhiên để đảm bảo khách quan, công bằng đối với các công ty niêm yết theo Quy chế quản trị công ty yêu cầu cụ thể hơn:
Thông tin liên quan đến các ứng viên Hội đồng Quản trị (trong trường hợp đã xác định được trước các ứng viên) được công bố trước ngày triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông một khoảng thời gian hợp lý để cổ đông có thể tìm hiểu về các ứng viên này trước khi bỏ phiếu.
Các ứng viên Hội đồng Quản trị có cam kết bằng văn bản về tính trung thực, chính xác và hợp lý của các thông tin cá nhân được công bố và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng Quản trị một cách trung thực nếu được bầu làm thành viên Hội đồng Quản trị.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ đến dưới 10% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng được đề cử một thành viên; từ 10% đến dưới 30% được đề cử hai thành viên; từ 30% đến dưới 50% được đề cử ba thành viên; từ 50% đến dưới 65% được đề cử bốn thành viên và nếu từ 65% trở lên được đề cử đủ số ứng viên.
Trường hợp số lượng các ứng viên Hội đồng Quản trị thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết, Hội đồng Quản trị đương nhiệm có thể đề cử thêm ứng viên hoặc tổ chức đề cử theo một cơ chế do công ty quy định. Cơ chế đề cử hay cách thức Hội đồng Quản trị đương nhiệm đề cử ứng viên Hội đồng Quản trị được công bố rõ ràng và được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi tiến hành đề cử.
Công ty niêm yết quy định và hướng dẫn cụ thể cho cổ đông việc bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Quản trị theo phương thức dồn phiếu.
* Tư cách thành viên Hội đồng Quản trị
Theo Luật Doanh nghiệp (Điều 110) thành viên Hội đồng Quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: (i) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của LDN; là cổ đông cá
nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng Quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Ngoài quy định trên để làm thành viên HĐQT công ty niêm yết còn phải tuân thủ các quy định sau:
Thành viên Hội đồng Quản trị là những người mà pháp luật và Điều lệ công ty không cấm làm thành viên Hội đồng Quản trị. Thành viên Hội đồng Quản trị có thể không phải là cổ đông của công ty.
Điều lệ Công ty có thể quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng Quản trị, nhưng các tiêu chuẩn đó không được vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông.
Để đảm bảo có sự tách biệt giữa vai trò giám sát và điều hành công ty, công ty niêm yết cần hạn chế thành viên Hội đồng Quản trị kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành của công ty.
Thành viên Hội đồng Quản trị một công ty niêm yết không được đồng thời là thành viên Hội đồng Quản trị của trên năm (05) công ty khác.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị không được kiêm nhiệm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.
* Thành phần Hội đồng Quản trị
Nếu Điều 109 Luật Doanh nghiệp quy định: Hội đồng Quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên Hội đồng Quản trị phải thường trú ở Việt Nam do
ít nhất là năm (05) người và nhiều nhất là mười một (11) người, trong đó khoảng một phần ba tổng số thành viên Hội đồng Quản trị là thành viên độc lập không điều hành.
Trong trường hợp một thành viên bị mất tư cách thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, bị cách chức hoặc vì một lý do nào đó không thể tiếp