Các quy định pháp lý về quản trị công ty nói chung và công ty Cổ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 102)

7. Kết cầu của luận văn

3.3.1.Các quy định pháp lý về quản trị công ty nói chung và công ty Cổ

phần VINAFCO nói riêng mang tính hình thức.

Tại VINAFCO hệ thống văn bản theo quy định của UBCK là hoàn toàn đầy đủ và tuân thủ về pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng quy chế quản trị và Điều lệ -

chỉ là hình thức bởi Điều lệ của Công ty VINAFCO ban hành năm 2006 và 2008 và Quy chế quản trị năm 2008 đa phần là chép lại nguyên xi mà không có bất kỳ sự cụ thể hóa hoặc không căn cứ theo đặc điểm, đặc thù của VINAFCO. Và như vậy, việc áp dụng theo kiểu hình thức này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vai trò giám sát và hiệu quả hoạt động của công ty, nhất là VINAFCO đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tính hình thức thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất: Trong Quy chế quản trị công ty ngay trong phần quyết định đã quy định rõ “Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán” hay Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết quy định: “Điều lệ các công ty tối thiểu phải bao gồm các quy định của Điều lệ mẫu (trừ Điều 27) và không giới hạn ở những nội dung của Điều lệ mẫu Ban hành kèm theo Quyết định này”. Do vậy, để tránh bị bắt lỗi và đầy đủ các văn bản theo quy định của pháp luật các Công ty niêm yết trên thị trường hiện nay, thường xây dựng một cách chiếu lệ và không chú ý thực hiện quy chế này, dẫn đến có điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty là giống hệt nhau mặc dù đặc trưng của mỗi công ty là khác nhau.

Thứ hai: Một số nội dung được quy định tại Quyết định 12 về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết và Quyết định 15 về Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, nhưng thực tế có thực hiện như thế hay không thì không có chế tài nào. Ví dụ: Tính độc lập của thành viên Hội đồng Quản trị được thể hiện bằng quy định tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng Quản trị là độc lập không điều hành; hạn chế thành viên Hội đồng Quản trị kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các xung đột lợi ích trong công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hồi đầu năm 2009, tính đến 31/3/2009, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên Hội đồng Quản trị độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 công ty tách bạch giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc.

đồng cổ đông thì phải đáp ứng tối thiểu 65% cổ phần có quyền biểu quyết dự họp, trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản tối thiểu 75%. Riêng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên thì không được lấy ý kiến bằng văn bản, buộc phải tổ chức đại hội. Ngoài ra những vấn đề như sửa đổi điều lệ, bổ sung điều lệ, bầu thành viên Hội đồng Quản trị đều không được lấy ý kiến bằng văn bản. Với quy định này, trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức được đại hội cổ đông, có doanh nghiệp phải tổ chức tới lần thứ 2, thậm chí thứ 3 mới thành công do tỷ lệ biểu quyết không đạt theo quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 102)