Vai trò của Bộ Tài chính, UBCK, Sở Giao dịch/ Trung tâm chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

7. Kết cầu của luận văn

1.2.5 Vai trò của Bộ Tài chính, UBCK, Sở Giao dịch/ Trung tâm chứng

* Vai trò của Bộ Tài chính:

Như chúng ta đã biết, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy có thể thấy quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính là cơ quan cao nhất hiện nay và nó thể hiện ở vai trò cụ thể như sau:

(i) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán;

(ii) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;

(iii) Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán, các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng và tổ chức lưu ký, dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật;

(iv) Kiểm tra, giám sát hoạt động của của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán;

(v) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

Ủy Chứng khoán Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

(i) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ Tài chính trong việc xây dựng, trình và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về chứng khoán, thị trường chứng khoán;

(ii) Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát hành, đăng ký giao dịch, giấy phép niêm yết, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh và dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật;

(iii) Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

(iv) Quản lý việc thực hiện các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;

(v) Thanh tra, kiểm tra và giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tại thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật để góp phần thúc đẩy và phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

(vi) Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, phân tích dự báo, thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức, đào tạo và bồi dưỡng về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán nắm bắt chính xác quy định của pháp luật cũng như thông tin trên thị trường.

* Sở Giao dịch chứng khoán

Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Sở Giao dịch chứng khoán có vai trò:

(i) Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả như: Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch; Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết cho các công ty đại chúng, các cổ đông;

(ii) Trong việc xử lý hành vi vi phạm và khiếu nại, Sở Giao dịch chứng khoán có vai trò: Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đồng thời xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết; yêu cầu các tổ chức tư vấn, tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề được nhà đầu tư khiếu nại; Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;

(iii) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;

(iv) Ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu

(v) Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch.

*Vai trò của các công ty kiểm toán

Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật lại quy định báo cáo tài chính của các công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán do Bộ Tài chính công bố. Bởi hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập và các kiểm toán viên trong những năm gần đây thực sự có vai trò khá lớn:

(i) Vai trò của thông tin và cơ sở tạo lập thông tin công khai trên thị trường chứng khoán: Việc công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp niêm yết có vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Chúng ta đều biết, các thông tin chính thức, kể cả thông tin không chính thức, tin đồn, đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và quyết định của nhà đầu tư. Do đó, để thị trường phát triển ổn định thì phải bằng mọi cách cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các thông tin chính thức và hạn chế tối đa thông tin sai lệch, không chính thức;

(ii) Vai trò của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc tạo lập và công khai thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp: Doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính và công khai là trách nhiệm đương nhiên, không thể không làm được. Tuy nhiên vì lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của cá nhân; vì ý thức cố hữu của con người trong kinh doanh; vì nhận thức và năng lực chuyên môn… nên Báo cáo tài chính có thể là cố tình hoặc vô tình đều có sai phạm hoặc nhầm lẫn. Do đó các kiểm toán viên, các công ty kiểm toán trên cơ sở kiểm tra sẽ:

Tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán và lập Báo cáo tài chính đúng quy định và kịp thời gian, nhất là các doanh nghiệp mới chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, các tổng công ty, công ty mẹ phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất, hoặc tư vấn trong việc xử lý các tình huống kế toán phức tạp như: Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, thuế hoãn lại, dự phòng chi phí…

Tư vấn thuế cho doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng Luật thuế nhưng có lợi cho doanh nghiệp…

Thực hiện kiểm tra, phát hiện các sai phạm và nhầm lẫn về kế toán và lập Báo cáo tài chính để giúp doanh nghiệp điều chỉnh để đảm bảo Báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập là trung thực và hợp lý…

Đưa ý kiến xác nhận về sự trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính, hoặc là ngoại trừ, từ chối hoặc không chấp nhận Báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư có đủ thông tin khi đánh giá tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư hoặc bán cổ phiếu.

Nhà đầu tư tiềm năng, nhà đầu tư riêng lẻ và kể cả nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp niêm yết cũng không thể tự mình kiểm tra, đánh giá tài liệu, sổ sách kế toán của doanh nghiệp được nên chỉ có 1 cơ sở quan trọng là đặt niềm tin vào các kiểm toán viên và công ty kiểm toán do vậy yêu cầu kiểm toán không chỉ áp dụng với công ty niêm yết mà luật hóa áp dụng với tất cả công ty đại chúng.

CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)