Phải luật hóa các quy định, chế tài về Quản trị công ty cho các công ty,

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 111)

7. Kết cầu của luận văn

4.1.Phải luật hóa các quy định, chế tài về Quản trị công ty cho các công ty,

ty, đặc biệt là công ty đại chúng

Theo Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, công ty đại chúng là các công ty cổ phần thuộc một trong ba dạng sau: một là đã chào bán cổ phiếu ra công chúng; hai là đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; ba là có ít nhất 100 cổ đông, không kể cổ đông là tổ chức tài chính chuyên nghiệp, vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên.

Các công ty thuộc dạng thứ 3 phải nộp hồ sơ đăng ký theo quy định trong vòng 90 ngày kể từ ngày trở thành công ty đại chúng. Như vậy, gần như tất cả các doanh nghiệp và ngân hàng đang có cổ phiếu giao dịch phổ biến trên thị trường tự do (OTC) đều là công ty đại chúng. Tuy nhiên pháp luật điều chỉnh các công ty đại chúng loại 2 và loại 3 hầu hết sử dụng khung pháp luật chung như các công ty cổ phần thông thường là Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, riêng với việc công bố thông tin Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư số: 09/2010/TT-BTC, ngày 15 tháng 01 năm 2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong đó yêu cầu công ty đại chúng thực hiện công bố thông theo quy định hướng dẫn. Do vậy cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho thị trường không chính thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng mặc dù thị trường không chính thức có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng, song cần phải có một khuôn khổ pháp lý phù hợp để tạo ra các cơ chế khuyến khích cho các công ty có mặt trên thị trường chính thức tham gia vào hệ thống quản lý.

công ty niêm yết tuy nhiên UBCK sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến quản trị DN; xây dựng một bộ quy tắc cho hoạt động quản trị công ty, điều lệ mẫu áp dụng cho các đối tượng DN khác nhau, mở rộng áp dụng nguyên tắc quản trị công ty cho các công ty đại chúng khác; sửa đổi, bổ sung Quy chế quản trị công ty và Điều lệ mẫu để hướng dẫn cụ thể một số vướng mắc trong thực tiễn nhằm nâng cao tính độc lập của thành viên HĐQT, cụ thể hóa các biện pháp xử lý đối với những vi phạm về quản trị công ty, cách thức ủy quyền thực hiện quyền cổ đông… Hơn nữa, việc không tuân thủ quy chế quản trị Công ty diễn ra khá phổ biến là do chưa có chế tài xử lý. Để quy chế này được thực thi theo đúng quy định, cần có những chế tài nghiêm ngặt hơn đối với những trường hợp không chấp hành.

Bộ Tài Chính và UBCK tiếp tục rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán; Nghị định 14/2007/NĐ-CP, nhất là nội dung về phát hành riêng lẻ; Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; ….

Khung pháp lý chưa đầy đủ khiến cho việc thực hiện các quy định về quản trị doanh nghiệp tại các công ty đại chúng nói chung và công ty niêm yết nói riêng còn thiếu đồng bộ và mang nặng tính hình thức. Thực trạng này đã và đang gây ra nhiều bất cập cho cả doanh nghiệp và cổ đông. Chẳng hạn như tính độc lập của thành viên Hội đồng Quản trị, quy định về xung đột lợi ích, quy định về việc biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.

4.2 Tăng cƣờng vai trò và năng lực của các cơ quan quản lý và cơ quan hỗ trợ các công ty đại chúng

4.2.1 Tăng cƣờng vai trò của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc và làm rõ vai trò của trung tâm giao dịch chứng khoán vai trò của trung tâm giao dịch chứng khoán

Với những quy chế, quy định siết chặt hơn từ UBCK Nhà nước (SSC) đã góp phần giúp TTCK phát triển minh bạch hơn trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2009 cụ thể:

UBCK Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK đưa ra các đề xuất về luật và quy chế để quản lý và điều chỉnh sự vận hành của TTCK. Nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển ngày một sâu rộng chuyên biệt, ngày 10/02/2009 UBCK Nhà nước ra quyết định buộc các công ty không đủ điều kiện niêm yết về vốn sẽ phải chuyển sàn theo Luật Chứng khoán. Tính chung cả năm đã có hơn 30 doanh nghiệp niêm yết đã phải làm thủ tục chuyển sàn. Thêm vào đó, UBCK Nhà nước cũng yêu cầu các CTCK từ 10/4/2009 phải đóng cửa các đại lý nhận lệnh đảm bảo thi hành đúng Luật Chứng khoán. Giai đoạn này UBCK Nhà nước mạnh tay siết chặt các quy định giao dịch, thay đổi quy chế niêm yết.

Tháng 6/2009, Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 49% cổ phần của các công ty đại chúng thay vì 30%. Cũng trong tháng 6, UBCK Nhà nước nói không với hoạt động repo mới. Thị trường được tái cấu trúc lại khi thị trường UPCoM được thành lập cùng với việc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội - HaSTC chính thức chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX, hoạt động theo mô hình công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên với vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng.

Tháng 12/2009, HNX đã tiến hành thử nghiệm hệ thống giao dịch thông sàn cho phép các máy chủ của công ty chứng khoán được kết nối trực tuyến với máy chủ của Sở. Việc thông sàn này được đánh giá là một bước chuyển biến tích cực trong hệ thống giao dịch của thị trường. Nó sẽ giúp giảm thiểu thời gian nhập lệnh; chuyển lệnh của các nhà đầu tư; giảm thiểu chi phí hoạt động cho các công ty chứng khoán; nâng cao tính thanh khoản và minh bạch trong giao dịch cho các nhà đầu tư. Hệ thống giao dịch trực tuyến của HnXđã trực tiếp được triển khai vào 08/02/2009.

Bên cạnh những những kết quả đạt được, Ủy ban chứng khoán nhà nước với tư cách là quản lý trong lĩnh vực chứng khoán cần được tăng cường và hoạt động của cơ quan này cần được tổ chức lại để phù hợp. Ủy ban chứng khoán nhà nước nên có tư cách pháp nhân như một cơ quan quản lý độc lập hoặc ít nhất cũng hoạt

Chính phủ cần đặt ra mục tiêu đưa ủy ban chứng khoán nhà nước trở thành một ủy ban độc lập, bao gồm các ủy viên độc lập và có đủ thẩm quyền của một ủy ban chứng khoán hiện đại, được tự chủ trong hoạt động đi đối với trách nhiệm rõ ràng. Với tư cách là một ủy ban độc lập, Ủy ban chứng khoán nhà nước không nên trực thuộc Bộ Tài chính, điều này là để tránh can thiệp chính trị, đặc biệt do một thực tế Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước có chức năng giám sát tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước lớn và các tổng công ty nhà nước khác.

Hiện nay, các Sở giao dịch chứng khoán tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trực thuộc SSC và hoạt động như các đơn vị sự nghiệp hành chính. Ủy Ban chứng khoán Nhà nước cần phải trao quyền giám sát các hoạt động giao dịch và cấp phép niêm yết mới cho các Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tiếp tục nâng cấp các trung tâm giao dịch chứng khoán lên thành Sở giao dịch chứng khoán. Hình thức pháp lý và vai trò của Sở giao dịch chứng khoán cần phải làm rõ và nâng lên thành các tổ chức tự quản. Mặc dù hoạt động của các sở giao dịch vẫn phải được SSC quản lý, song chúng cần phải được trao quy chế tự quản đối với một số hoạt động nhất định. Ngoài ra, những sở giao dịch chứng khoán này cần phải được quản lý một cách chuyên nghiệp.

Để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh hỗ trợ đắc lực cho các công ty đại chúng năm 2010 UBCK định hướng cụ thể như sau:

* Hoàn thiện khung pháp lý

Xây dựng và đề xuất nâng cấp hệ thống văn bản pháp luật hiện hành để có một hệ thống pháp luật hoàn thiện cho các công ty đại chúng.

* Phát triển hàng hóa, đẩy mạnh quản lý

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai việc đăng ký công ty đại chúng; giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc chào bán chứng khoán ra công chúng, việc sử dụng vốn huy động của các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; nâng tiêu chí phát hành chứng khoán.

Triển khai các nghiệp vụ mới như mua - bán lại (repo), giao dịch ký quỹ (margin), đồng thời giảm chu kỳ thanh toán xuống T+2 nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Tăng cường quản lý, giám sát về vốn, hành nghề, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, tuân thủ pháp luật của các định chế trung gian, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động trên TTCK. Triển khai thực hiện các tiêu chí an toàn tài chính trong các CTCK (phần mềm, chế độ báo cáo). Kiểm soát chặt chẽ việc mở sàn giao dịch OTC, bảo đảm tuân thủ pháp luật.

* Phát triển các thị trường

Phát triển và hoàn thiện thị trường giao dịch trái phiếu, sửa đổi và hoàn thiện thị trường UPCoM; nghiên cứu việc triển khai thị trường cho các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống các NĐT lớn; tiếp tục triển khai giao dịch trực tuyến, nâng cấp hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch; hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của Trung tâm Lưu ký; hoàn thiện cơ sở pháp lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Sở giao dịch, Trung tâm Lưu ký.

* Phân cấp, phân quyền giám sát thị trường

Đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các thành viên thị trường và cá nhân vi phạm quy định về chứng khoán và TTCK. Xây dựng quy trình thanh tra về công bố thông tin của các tổ chức tham gia TTCK. Thực hiện kiểm tra định kỳ và bất thường đối với Sở giao dịch, Trung tâm Lưu ký. Phân cấp, phân quyền công tác giám sát, kiểm tra thành viên cho Sở giao dịch và Trung tâm Lưu ký.

4.2.2 Nâng cao vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp.

Như đã phân tích ở các phần trên, nhờ có các kiểm toán viên và công ty kiểm toán mà công việc kế toán và lập Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp đã tốt lên rất nhiều, nhất là khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, cơ chế chính sách, chuẩn mực kế toán, kiểm toán thay đổi lớn và thường xuyên như những năm qua; Nhờ có kiểm toán viên và công ty kiểm toán mà các nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước

toán viên và công ty kiểm toán cũng như cơ quan Nhà nước trong việc tạo lập ra hệ thống thông tin kinh tế, tài chính trung thực và công khai, minh bạch góp phần cho thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển trong năm 2010 cũng như các năm sau, cần:

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần thực hiện hoặc phối hợp với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) để kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán được chấp nhận kiểm toán công ty niêm yết; Cần phối hợp với VACPA tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán cho công ty niêm yết… và tuyên truyền quảng bá về hoạt động kiểm toán giúp nhà đầu tư và xã hội nâng cao hiểu biết hơn về kiểm toán; tạo điều kiện cho VACPA tham gia các hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước góp phần phát triển thị trường…

Bộ Tài chính cần đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Kiểm toán độc lập; Cập nhật và ban hành mới các chuẩn mực kế toán, kiểm toán; Tổ chức thêm kỳ thi kiểm toán viên để tăng thêm lao động kiểm toán có chất lượng cao; Bộ Tài chính cũng cần chủ động kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên; Hỗ trợ VACPA hoạt động tốt cũng chính là hỗ trợ Bộ Tài chính thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước của mình…

4.2.3 Phối hợp nỗ lực của các tổ chức thuộc khu vực nhà nƣớc trong việc xúc tiến cải cách quản trị công ty. xúc tiến cải cách quản trị công ty.

SSC phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quản trị Công ty. Những nỗ lực của Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công ty kinh doanh vốn nhà nước và Ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp cần được đồng bộ hóa, tránh trùng lặp về trách nhiệm. Đề nghị thành lập một ủy ban cao cấp về quản trị công ty bao gồm các cơ quan hữu quan để đẩy mạnh công tác quản trị công ty.

4.2.4 Tăng cƣờng sự độc lập và thực hiện kiểm toán để quản trị công ty tốt hơn. tốt hơn.

Tăng cường sự độc lập của các công ty kiểm toán trước áp lực của Ban Giám đốc Công ty: Cần củng cố quá trình lựa chọn công ty kiểm toán độc lập để đảm bảo tính độc lập của các công ty kiểm toán. Theo thông lệ quốc tế, Ban giám đốc không được lựa chọn Công ty kiểm toán. Đại diện HĐQT và/hoặc BKS sẽ là những người lựa chọn công ty kiểm toán và ký Hợp đồng với công ty kiểm toán. Tăng số lượng các Công ty phải tuân theo quy định kiểm toán bắt buộc: Chính phủ cần xem xét việc quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các công ty lớn. Kiểm toán phải trở thành bắt buộc khi giá trị tài sản ròng của công ty hay số lượng cổ đông vượt quá một ngưỡng nhất định. Trước mặt yêu cầu tất cả các công ty đại chúng cần phải kiểm toán bởi các công ty kiểm toán do Bộ Tài chính công nhận.

4.3 Nâng cao vị thế của Hội đồng Quản trị phù hợp với địa vị pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty. ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty.

Như đã phân tích thực trạng hoạt động của Hội đồng Quản trị của VINAFCO, thì việc nâng cao vị thế của Hội đồng Quản trị phù hợp với địa vị pháp lý và ý nghĩa thực tế đối với công ty đại chúng là vô cùng cần thiết. Bởi những năm gần đây vai trò của HĐQT - nhân tố quan trọng trong việc tạo sự tin cậy trên thị trường đầu tư, đã được chú trọng quan tâm hơn. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp được huy động phần lớn từ thu nhập thặng dư của rất đông các cổ đông. Do vậy các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các doanh nghiệp phải đảm bảo đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Những thành viên của HĐQT là những người đại diện quản lý các khoản vốn đầu tư có ý nghĩa xã hội đó, do vậy họ phải phát huy được năng lực và hoạt động hiệu quả để phát triển giá trị của doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của các thành viên Hội đồng Quản trị và giá trị, uy tín và địa vị xã hội của họ. Đó là yếu tố không thể thiếu được thúc đẩy hình thành đội ngũ quản trị gia chuyên nghiệp, trình độ cao, là nguồn lực không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại.

Để làm tốt vai trò của mình, cơ cấu Hội đồng Quản trị nên gồm tất cả các thành viên độc lập. Chứ không thể Chủ tịch Hội đồng Quản trị lại là Tổng Giám

vai trong ba vị trí hay không? Theo điều 116, LDN 2005 “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác” liệu điều này có trái luật hay không? Hơn nữa quyền lực tập trung vào tay một người thì việc giám sát và thực thi nhiệm vụ của từng vị trí có khách quan hay không? Do vậy khung pháp lý đối với các công ty đại chúng cần

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 111)