Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc Công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 61)

7. Kết cầu của luận văn

2.2.3Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc Công ty

Thông lệ quốc tế thường nhấn mạnh vai trò của Giám đốc/Tổng Giám đốc Điều hành (CEO- Chief Executive Officer) hơn là vai trò của Ban giám đốc như tại Việt Nam. CEO là một trong những người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về quản lý toàn bộ hoạt động của công ty và báo cáo lên Hội đồng Quản trị. Tại hầu hết các nước Âu, Mỹ, Ban Giám đốc (chịu trách nhiệm điều hành công ty hàng ngày) được tách biệt với Hội đồng Quản trị (do cổ đông bầu ra chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của công ty và giám sát việc điều hành của Ban Giám đốc. Trong cơ cấu này, CEO là người đứng đầu Ban Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu Hội đồng Quản trị. Nguyên tắc về quản trị công ty yêu cầu CEO và Chủ tịch Hội đồng Quản trị không bao giờ được phép là một người. Sự phân định này đảm bảo sự tách biệt trong vai trò “quản lý” của Ban Giám đốc và vai trò “quản trị” của Hội đồng Quản trị, đặt ra ranh giới về thẩm quyền và nhằm mục đích tránh những xung đột lợi ích hoặc sự tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một người, dẫn đến những rủi ro đạo đức có thể làm tổn hại lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ. CEO và cán bộ quản lý khác trong Ban Giám đốc công ty thường là người được Hội đồng Quản trị thuê về điều hành công ty với mức thù lao xứng đáng nhưng không nhất thiết là người sở hữu cổ phần của công ty.

Ở Việt Nam, tại khoản 2, Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội

hoặc bổ nhiệm một người trong số họ với nhiệm kỳ không quá năm năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Theo Điều 57 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty và phải đáp những tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty và các quy định về tránh xung đột lợi ích trong Khoản 2 Điều 57. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng Quản trị;

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị;

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Tuyển dụng lao động;

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng Quản trị.

Mặc dù có sự thống nhất tương đối trong khái niệm về Giám đốc/Tổng Giám đốc tại Việt Nam và khái niệm CEO của cộng đồng kinh doanh quốc tế. Các vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc/Tổng Giám đốc theo Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam cũng giống như của vị trí CEO. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng nhất là Luật Doanh nghiệp quy định Giám đốc/Tổng Giám đốc phải sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu của doanh nghiệp trong khi thông lệ quốc tế không yêu cầu điều này. Vị trí CEO là một vị trí quản lý tương đối mang tính kỹ thuật và chuyên môn, thường được Hội đồng Quản trị thuê về để điều hành công ty theo

hợp đồng. Bên cạnh đó, điểm cốt yếu nhất là theo thông lệ quốc tế, thành viên Hội đồng Quản trị không được phép đồng thời giữ vị trí CEO để tránh xung đột lợi ích thì Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam lại cho phép điều này.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng Quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 61)