7. Kết cầu của luận văn
3.2.2.3. Thực hiện mục tiêu của các cổ đông lớn
Ngay sau khi thâu tóm xong như phần trên đã phân tích, Bộ máy Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc mới đã thực hiện việc cải tổ lại doanh nghiệp. Trước hết thành lập thêm một loạt các Ban chuyên trách như Ban Quản lý các dự án, Ban Thư ký, Ban nghiên cứu thị trường… và đặc biệt là giải thể Công ty TNHH VINAFCO Sài Gòn và bán đứt một công ty TNHH Thép Việt Nga.
* Vấn đề bán công ty TNHH Thép Việt Nga:
Công ty TNHH Thép Việt Nga là đơn vị thành viên 100% vốn của Công ty Cổ phần VINAFCO. Công ty được hình thành trên cơ sở nhà máy Thép Hà Nội công suất 15.000 tấn/năm, đóng tại đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nhà máy đi vào sản xuất từ tháng 6/1991 nhằm đáp ứng nhu cầu thép thanh vằn dùng trong xây dựng tại thị trường trong nước. Sản lượng thép cán và doanh thu của nhà máy tăng đều hàng năm, thương hiệu thép vằn với nhãn hiệu VUA trên cây thép đã chiếm được thị phần đáng kể ở thị trường các tỉnh phía bắc.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực hiện chủ trương chính sách của UBND Tp. Hà Nội là di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi địa bàn nội thành nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường thành phố, tháng 12/2004 Công ty đã thuê (50 năm) gần 04 ha đất tại khu công nghiệp Quất Động, Hà Nội xây dựng và phát triển nhà máy thép với tổng nhà xưởng chính lên tới
8.400 m2 nhà xưởng phụ 700 m2 trong đó nhà xưởng cán thép lớn: 3.600 m2, nhà
xưởng cán thép nhỏ 2.400m2, nhà kho sản phẩm, phôi, gia công cơ khí: 2.400 m2
... Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất VFC rất chú trọng đến thiết bị, dây chuyên hiện đại để cho ra đời những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Ngoài dây
động hoàn toàn nhập ngoại. Dây chuyền này, có thể cán được thép cỡ từ D12 – D36 và thép hình cỡ trung: sản phẩm thép L từ 70 – 100, U từ 100 – 140, I từ 100 – 150 với tổng công suất thiết kế 115.000tấn/năm.
Phát triển bền vững đến năm 2007, Thép Việt Nga đã thực sự chiếm lĩnh và có tên tuổi trên thị trường, với gần 200 công nhân lành nghề và bộ máy tổ chức ổn định nhưng ngày 23/7/2008, Vinafco đã chính thức công bố chính thức thông tin về việc bán công ty thành viên cụ thể như sau:
viên.
Công ty đã hoàn thành việc bán Công ty TNHH Thép Việt Nga Vinafco - là Công ty thành viên do Công ty CP Vinafco sở hữu 100%.
Tên người mua: Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại sản xuất Hoàng Phát.
Địa chỉ: Lô C7 cụm Công nghiệp Gián khẩu - Gia viễn - Ninh bình.
Với thông tin đưa được VFC công bố quá đơn giản, cổ đông và những người ngoài cuộc chỉ biết đã bán, còn tại sao phải bán? mục đích bán làm gì? số tiền bán là bao nhiêu? Thì không được thể hiện trong thông tin này.
Để làm rõ vấn đề này xin đi phân tích báo cáo tài chính và hợp đồng mua bán Công ty TNHH Thép Việt Nga cụ thể như sau:
Việc chuyển nhượng Công ty TNHH Thép Việt Nga cho Công ty Hoàng Phát được thực hiện thông qua hai hợp đồng.
Thứ nhất: Hợp đồng chuyển nhượng tài sản số 11/2008/HĐCNTS ngày 11/01/2008 và phụ lục số 01 (danh mục các tài sản chuyển nhượng) và phụ lục số 02 (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) với số tiền là: 32.500.000.000 đồng (bằng chữ: ba mươi hai tỷ năm trăm triệu đồng chẵn).
Thứ hai: Hợp đồng chuyển nhượng vốn số 113/2008/HĐCNV ngày
Thép Việt - Nga Vinafco và tài sản cố định của Công ty TNHH Thép Việt - Nga Vinafco đến hết ngày 31/12/2007) và Phụ lục số 02 ngày 03/4/2008 với số tiền là: 11.500.000.000,00 đồng (bằng chữ: Mười một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn).
Theo báo cáo tài chính năm 2008 của Công ty cổ phần VINAFCO đã được công ty kiểm toán việc bán Công ty thép công ty đã lỗ 7,662 tỷ đồng mà doanh thu năm 2007 khoảng 245 tỷ đồng, đồng thời hàng năm lợi tức mang lại từ Nhà máy Thép là không nhỏ.
Với địa thế đất đai gần 4 ha được thuê (50 năm) đất tại khu công nghiệp Quất Động, Hà Nội; hệ thống nhà xưởng hiện đại, máy móc thiết bị được đầu tư mới, bộ máy cán bộ nhân viên hoàn thiện thì đây sẽ là câu hỏi lớn cho các cổ đông? không hiểu do VFC không thể quản lý nổi? không có kinh nghiệm ngành nghề kinh doanh thép? hay là hình thức thu hồi vốn cho các cổ đông lớn?.
* Vấn đề giải thể công ty TNHH Vinafco Sài Gòn.
Ngày 03/7/2003, VINAFCO ban hành Quyết định số: 119 QĐ/HĐQT của Hội đồng Quản trị về việc thành lập Công ty TNHH VINAFCO Sài Gòn trên cơ sở sát nhập Chi nhánh Tp HCM do Bộ GTVT quyết định thành lập ngày 10/9/1993 và Chi nhánh Hải Phòng thành lập ngày 03/02/1997. Với đăng ký kinh doanh số: 4104000069 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày: 14/8/2003; có trụ sở chính tại: 91 Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh. Thực hiện mô hình mới của VINAFCO được ghi trong Biên bản họp HĐQT Công ty cổ phần Vinafco tại phiên họp ngày 24 tháng 6 năm 2008 về việc giải thể Công ty TNHH Vinafco Sài gòn theo đó VINAFCO Sài gòn đã sát nhập vào Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco và Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Quốc tế Vinafco là Công ty con của VINAFCO và VINAFCO đã hoàn thành việc giải thể vào tháng 3/2009.
Việc giải thể công ty thành viên đã hoạt động gần 20 năm với số lao động gần 50 cán bộ và đã có uy tín nhất định trong thị trường Miền Nam (như dịch vụ than,
* Các vấn đề khác
Để định hướng hoạt động theo các mục tiêu của các cổ đông lớn ngoài các vấn đề trên VFC thực sự thay đổi toàn bộ cụ thể: