Khái niệm

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

7. Kết cầu của luận văn

2.2.5.1 Khái niệm

Trước khi phân tích vấn đề này, chúng ta phải làm rõ 3 khái niệm: (i) những người có quyền lợi liên quan và xã hội; (ii) người liên quan và (iii) xung đột lợi ích.

* Những người có quyền lợi liên quan và xã hội:

Thông lệ quốc tế thừa nhận khái niệm “stakeholders” (Nghĩa đen: những người dự phần, tạm dịch là những người có quyền lợi liên quan của công ty). Khái niệm “stakeholders” này bao gồm tất cả những người có quyền lợi liên quan đến công ty và cộng đồng, xã hội mà công ty đang hoạt động trong đó. Theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty, một người có quyền lợi liên quan là một bên mà có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ các hoạt động của công ty. Khái niệm này lần đầu tiên được Stanford Research Institute đưa ra vào năm 1963 và sau đó được R. Edward Freeman phát triển thêm vào những năm 1980 trong lý thuyết về quản lý chiến lược và đặc biệt là quản trị công ty. Cổ đông được coi là người có quyền lợi

liên quan đầu tiên và quan trọng nhất đối với công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong quản trị công ty, bao giờ người ta cũng tách riêng hai nhóm cổ đông và nhóm những người có quyền lợi liên quan khác do tầm quan trọng cũng như các quyền và lợi ích của hai nhóm người này khác biệt với nhau. Trong một công ty cổ phần đại chúng, những người có quyền lợi liên quan:

Ngƣời có quyền lợi liên quan

Quyền, lợi ích liên quan

và các mối quan tâm đối với công ty

 Các nhân viên của

công ty

 Công đoàn

Việc làm, lương thưởng, cơ hội phát triển, mục tiêu nghề nghiệp

Điều kiện làm việc, mức lương tối thiểu, các quy định pháp lý

 Chủ nợ Các hợp đồng tín dụng, khả năng thanh toán của công

ty Các nhà đầu tư (không phải là cổ đông) Khách hàng Nhà cung cấp

Cơ quan quản lý

Ngành mà công ty hoạt động

Lợi nhuận đầu tư, khả năng sinh lời của công ty

Giá trị, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, đạo đức nghề nghiệp

Các hợp đồng, khả năng thanh toán

Sự tuân thủ quy định, hoạt động của công ty

- Hoạt động, đóng góp của công ty vào hoạt động và phát triển của ngành,

Chính phủ

Cộng đồng địa

phương

Cộng đồng trong

- Thuế tuân thủ quy định, công ăn việc làm

- Tạo công ăn việc làm, tham gia vào sự thinh vượng, phát triển bền vững của cộng đồng, bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, chưa có văn bản pháp quy nào đưa ra một định nghĩa cụ thể về “người có quyền lợi liên quan” hay quy định chi tiết “người có quyền lợi liên quan” đến công ty bao gồm những đối tượng nào. Tuy nhiên, Điều 25, Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán quy định công ty niêm yết phải đảm bảo quyền hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan đến công ty như sau:

“Công ty niêm yết phải tôn trọng quyền lợi hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan đến công ty bao gồm ngân hàng, chủ nợ, người lao động, người tiêu dùng, nhà cung cấp, cộng đồng và những người khác có quyền lợi liên quan đến công ty”

Như vậy, khung luật pháp về quản trị công ty của Việt Nam đã đưa ra một khái niệm cô đọng, đơn giản và bao quát về người có quyền lợi liên quan đối với một công ty đại chúng niêm yết.

Về cơ bản, khung pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam đã tiếp cận với thông lệ quốc tế. Điều quan trọng nhất là quy định này đã thừa nhận trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng và rộng hơn là xã hội như là một bên có quyền lợi liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng.

* Người liên quan

Về mặt thuật ngữ tiếng Việt, đôi khi người ta rất dễ nhầm lẫn giữa người có quyền lợi liên quan (stakeholders) và người liên quan (related parties). Trong quản trị công ty việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm này là yếu tố cơ bản để thực hiện những quy định về tránh xung đột lợi ích. Trong Điều lệ công ty, cần định nghĩa rõ hai khái niệm này chứ không chỉ đưa ra khái niệm người liên quan như hiện nay (Điều lệ mẫu dành cho công ty niêm yết).

Theo thông lệ quốc tế hầu hết khung luật pháp ở các nước đều có định nghĩa chính thức về khái niệm “related parties” (tạm dịch là “người liên quan”) khi quy định về tránh xung đột lợi ích. Dù mức độ chi tiết trong quy định tại luật pháp từng nước có khác nhau, khái niệm “Người liên quan” trong khuôn khổ quy định về

quản trị công ty thường là người có quan hệ gia đình, vợ chồng, họ hàng trực hệ; người đồng thời là thành viên Hội đồng Quản trị hoặc viên chức điều hành cấp cao tại một công ty khác; người sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ một tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết nhất định (thường là 5% trở lên), người có mối quan hệ sở hữu hoặc kiểm soát chéo đối với một công ty khác. Khái niệm người liên quan không chỉ hạn chế ở cá nhân mà bao hàm cả tổ chức như trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc công ty trong cùng tập đoàn.

Theo quy định của Việt Nam khoản 17, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;

b) Công ty con đối với công ty mẹ;

c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;

d) Người quản lý doanh nghiệp;

đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ nêu trên;

g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h nêu trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

tổ chức được quy định trong Khoản 34 Điều 6 của Luật Chứng khoán, nghĩa là những người sau đây:

a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;

b) Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhân viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chủ sở hữu trên mười phần trăm số cổ phiếu lưu hành có quyền biểu quyết;

c) Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác của tổ chức đó;

d) Người mà trong mối quan hệ với người khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó hoặc cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát;

đ) Công ty mẹ, công ty con;

e) Quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia.

Như vậy, khuôn khổ pháp lý về doanh nghiệp và quản trị công ty tại Việt Nam đã đưa ra những quy định khá thống nhất với quốc tế về “người liên quan”. Đây là nền tảng để quy định và thực thi các quy định về tránh xung đột lợi ích, một trong những biện pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của quản trị công ty là bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong khi vẫn duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bằng cách tôn trọng lợi ích của những người có quyền lợi liên quan khác (stakeholders) (không phải là người liên quan - related parties).

* Xung đột lợi ích

Khái niệm “conflict of interests” (xung đột lợi ích) được định nghĩa trong các từ điển và được quy định chi tiết trong khuôn khổ pháp lý của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Xung đột lợi ích được coi là xảy ra khi một cá nhân hay tổ chức (như là luật sư, người giám định tổn thất trong bảo hiểm, chính trị gia, kỹ sư, viên chức điều hành công ty, thành viên HĐQT, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào) có một lợi ích mà có khả năng làm giảm đi độ tin cậy trong

nhiệm vụ hoặc trách nhiệm mà tổ chức/cá nhân đó đang thực hiện. Xung đột lợi ích được coi là tồn tại ngay cả khi tổ chức/cá nhân đó không hề thực hiện một hành động sai trái nào nhưng bản thân mối quan hệ đó lại tạo ra khả năng làm tổn hại mức độ tin cậy của tổ chức/cá nhân đó trong thực thi các cam kết hoặc trách nhiệm đối với một tổ chức/cá nhân khác.

Với Việt Nam trong khuôn khổ luật pháp về doanh nghiệp và quản trị công ty tại Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về xung đột lợi ích. Tuy nhiên, “xung đột lợi ích” được mặc nhiên thừa nhận là một yếu tố cần phải loại bỏ hoặc né tránh nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động công ty cũng như trách nhiệm trung thành với cổ đông của HĐQT và Ban giám đốc công ty trong các quy định về quản trị công ty tại Việt Nam hiện nay. Tại Chương V, Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, ngoài Điều 23 quy định cụ thể về trách nhiệm tránh xung đột lợi ích của thành viên HĐQT và Ban Giám đốc thông qua việc công bố thông tin, hạn chế đối với việc ra quyết định và biểu quyết trong trường hợp có mối quan hệ với “người liên quan” dẫn đến xung đột lợi ích với công ty, Điều 24 còn quy định rõ các biện pháp ngăn chặn xung đột lợi ích của công ty niêm yết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)