7. Kết cầu của luận văn
3.3.4 Công bố thông tin và cách thức công bố thông tin
Xin phân tích một số khía cạnh về việc công bố thông tin và cách thức công bố thông tin tại VINAFCO sẽ gây ít nhiều băn khoăn và lo lắng cho các nhà đầu tư, cụ thể:
Thứ nhất: Công bố thông tin bán cổ phiếu của “gia đình VIP”:
Như đã phân tích trên, quá trình thâu tóm VINAFCO của các tập đoàn, Công ty đã thực hiện công bố thông tin và cách thức công bố thông tin cũng ảnh hưởng khá lớn tới quyền lợi của các cổ đông nhỏ.
một thời điểm. Do vậy với thông tin đăng bán ồ ạt dẫn đến việc các cổ đông hiểu sai về tình hình hoạt động doanh nghiệp và ảnh hưởng chung đến tâm lý của nhà đầu tư VFC.
Thứ hai: Công bố thông tin không rõ ràng.
Trong mục 3.2.3 về vấn đề bán Công ty TNHH Thép Việt Nga đã phân tích và đăng nguyên bản nội dung công bố thông tin về việc bán Công ty Thép. Nhưng với việc công bố thông tin không rõ ràng đầy đủ sẽ tạo sự hiểu nhầm cho các cổ đông. Với những vấn đề nhạy cảm như vậy VINAFCO cần thông báo rõ ràng, nguyên nhân, mục đích, số tiền bán được là bao nhiêu, lỗ lãi như như thế nào? Chứ không phải đến tháng 4/2009 trong báo cáo tài chính của VINAFCO cổ đông mới biết không những VINAFCO mất một Công ty thành viên mà còn bán lỗ hơn 7,6 tỷ đồng.
Thứ ba: Công bố thông tin không kịp thời.
Như đã phân tích tại phần trên trong việc giải thể Công ty TNHH VINAFCO Sài Gòn, VINAFCO không có một thông báo thông tin chính thức về việc này, có chăng chỉ điểm qua tại báo cáo thường niêm năm 2009.
Hoặc trong mô hình tổ chức của VINAFCO có góp vốn thành lập Công ty CP Khoáng sản Tân Uyên nhưng đến khi thoái vốn tại Công ty này VINAFCO cũng không thông báo lên ủy ban chứng khoán. Tuy nhiên để luật hóa điều này tại Thông tư 09 đã quy định “công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai (72) giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện Quyết định về việc thành lập, mua, bán hoặc giải thể công ty con, đầu tư vào công ty liên kết”.
Ngoài ra, UBCK đã phạt vi phạm đối với VINAFCO khi công ty không công bố thông tin Ông Trịnh Anh Tuấn là người có liên quan với ông Trịnh Thanh Phong - Thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần đã mua 5.000 cổ phiếu VFC vào ngày 15/4/2009.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về sự minh bạch, đặc biệt thông tin của các công ty niêm yết, công ty đại chúng đến với nhà đầu tư đều đặn hơn, song theo đánh giá của của Ngân hàng Thế giới về tình hình quản trị công ty tại Việt Nam (Phụ lục 4) thì còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện và khắc phục. Từ những việc tưởng chừng đơn giản như công bố thông tin qua website công ty đến mối quan hệ ông chủ, người làm thuê… đều đang có những lỗ hổng lớn mà một phần nguyên nhân xuất phát từ việc lãnh đạo DN hiểu chưa đúng, chưa đủ hoặc không chịu tìm hiểu về
Đánh giá của UBCK cho thấy, thực tế công tác quản trị tại các công ty đại chúng đang có nhiều bất cập, nổi cộm nhất ở 2 điểm. Thứ nhất là tình trạng đối xử không công bằng giữa các cổ đông, biểu hiện ở việc phân biệt cổ đông trong và ngoài công ty, phân chia cổ tức không công bằng, cổ đông lớn (và cổ đông sáng lập) được hưởng nhiều ưu đãi; thiếu sót trong việc công bố thông tin của cổ đông lớn. Thứ hai là yếu kém trong công bố thông tin và tính minh bạch, mà tình trạng dễ thấy là DN không công bố hoặc công bố thông tin chậm, số liệu công bố không chính xác, báo cáo kiểm toán không đáp ứng yêu cầu, cổ đông lớn, thành viên HĐQT, Ban giám đốc không công khai quyền lợi….
Liên quan đến nội dung được nhà đầu tư quan tâm hiện nay là công bố thông tin, đánh giá của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho thấy, chỉ có khoảng ½ các Công ty niêm yết được đánh giá là thực hiện tốt. Kênh đơn giản nhất là xây dựng và công bố thông tin qua website cũng chỉ một số DN làm được. Cụ thể, công ty chưa có website hoặc công ty đăng ký website là của công ty mẹ, chỉ có một số ít công ty có website hoạt động tốt…
Những trường hợp nổi cộm về quản trị công ty như mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông đại diện vốn nhà nước tại CTCP Dầu thực vật Tường An; tư lợi cá nhân khi góp vốn vào Công ty con của HĐQT FPT; cho phép thay đổi số lượng lớn thành viên HĐQT tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, trường hợp Bông Bạch Tuyết 3 lần liên tục gia hạn thời gian nộp BCTC kiểm toán năm 2007 và bị đưa vào diện chứng khoán bị kiểm soát; hay sự yếu kém trong quản trị điều hành và giám sát của các cơ quan nhà nước của Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashine).
Hơn nữa hiểu biết về quản trị công ty của lãnh đạo nhiều DN còn hạn chế, nhiều cán bộ chủ chốt chưa được đào tạo một cách có hệ thống những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản trị công ty. Ngoài ra, vai trò và trách nhiệm của người chủ sở hữu, HĐQT, Ban kiểm soát và Ban giám đốc chưa có sự tách bạch rõ ràng, còn chồng chéo. Các thành viên Ban kiểm soát chưa thể hiện được hết vai trò của mình trong công ty, thậm chí chưa thực hiện quyền của mình (quyền được tiếp cận với
tất cả các thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty). Ở một số công ty thành viên, HĐQT đồng thời là thành viên HĐQT ở 5, 6 công ty liên quan khác, thử hỏi họ có bao nhiêu thời gian để làm tốt công việc của mình.
Để khắc phục tình trạng yếu kém trên, xin nêu một số giải pháp để hoàn thiện khung pháp luật về quản trị Công ty.