7. Kết cầu của luận văn
2.2.4 Ban Kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát
2.2.4.1 Ban Kiểm soát:
Quy định về Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát đã tốn khá nhiều giấy mực của Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 121 đến Điều 127) và Quy chế quản trị công ty niêm yết (Điều 18 đến Điều 22). Tuy nhiên trước khi đi tìm hiểu về vấn đề này chúng ta xem xét thông lệ quốc tế về khái niệm “supervisory board” (tạm dịch là Ban Kiểm soát) tồn tại trong hệ thống Hội đồng Quản trị hai cấp (two-tier Board of Directors) tại các nước châu Âu như Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Na Uy, Thụy sỹ. Trong khi Hội đồng Quản trị một cấp (“one-tier Board of Directors) tại Mỹ và một số nước khác bao gồm cả thành viên điều hành (executive director) lẫn thành viên không điều hành (non-executive director”), Hội đồng Quản trị hai cấp được chia làm hai nhóm thành viên thực hiện các chức năng riêng biệt. Cấp thứ nhất là Ban Kiểm soát bao gồm toàn thành viên HĐQT không điều hành hoặc thành viên HĐQT độc lập, thực hiện chức năng giám sát, kiểm soát và đưa ra những ý kiến mang tính chiến lược. Cấp thứ hai bao gồm những thành viên HĐQT điều hành, đại diện cho các cổ đông thực thi các quyết định mang tính chiến lược của công ty. Như vậy, về mặt bản chất, Ban kiểm soát chính là một bộ phận của Hội đồng Quản trị và là cấp giám sát cao nhất trong công ty.
hình HĐQT hai cấp tại các nước châu Âu vừa đề cập ở trên. Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam quy định: công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát (Điều 97) và Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao (Điều 123). Ngoài ra, Ban kiểm soát còn thực hiện các trách nhiệm:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu
tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị;
- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh
hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên;
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý,
khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cổ đông;
- Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm tra theo yêu cầu của cổ đông;
- Kiến nghị Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa
đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật Doanh nghiệp thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng Quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Điều lệ mẫu dành cho công ty niêm yết quy định Công ty phải có Ban kiểm soát và Ban kiểm soát sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123
của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ mẫu, chủ yếu là những quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn
đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập;
- Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán
trước khi bắt đầu việc kiểm toán;
- Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo
sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết;
- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi
đệ trình Hội đồng Quản trị;
- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả
kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc;
- Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban
quản lý công ty;
- Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội
đồng Quản trị chấp thuận; và
- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.
Ngoài các quy định trên đối với công ty đại chúng niêm yết trên còn quy định khá cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước cổ đông của công ty về các hoạt động giám sát của mình. Ban kiểm soát có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp pháp trong các hành động của thành viên Hội đồng Quản trị, hoạt động của thành viên Ban giám đốc, cán bộ quản lý công ty, sự phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc và cổ đông, và các nhiệm vụ
Ban kiểm soát họp ít nhất hai lần trong một năm, số lượng thành viên tham dự họp ít nhất là hai phần ba số thành viên Ban kiểm soát. Biên bản họp Ban kiểm soát được lập chi tiết và rõ ràng. Thư ký và các thành viên Ban kiểm soát tham dự họp phải ký tên vào các biên bản cuộc họp. Các biên bản họp của Ban kiểm soát phải được lưu giữ như những tài liệu quan trọng của công ty nhằm xác định trách nhiệm của từng thành viên Ban kiểm soát đối với các Nghị quyết của Ban kiểm soát.
Trong các cuộc họp của Ban kiểm soát, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban giám đốc, thành viên kiểm toán nội bộ và thành viên kiểm toán độc lập tham gia và trả lời các vấn đề mà Ban kiểm soát quan tâm.
Ban kiểm soát có thể báo cáo trực tiếp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước khác trong trường hợp phát hiện những hành vi mà họ cho là vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều lệ công ty của các thành viên Hội đồng Quản trị, các thành viên Ban giám đốc và các cán bộ quản lý.
Ban kiểm soát có quyền lựa chọn và đề nghị Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty niêm yết.
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Quy chế này.
Mặc dù vai trò của Ban Kiểm soát tại các công ty cổ phần ở Việt Nam được quy định giống như vai trò của “Supervisory Board” trong khuôn khổ quy định về quản trị công ty tại các nước khác, trong thực tế cần chú trọng vai trò giám sát cao nhất của bộ phận này để tránh tình trạng coi Ban Kiểm soát như là một bộ phận “giúp việc” cho HĐQT.
2.2.4.2 Thành viên Ban Kiểm soát
Theo Luật Doanh nghiệp (Điều 122) Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát: (i) Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; (ii) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác.
Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty
Đối với công ty niêm yết ngoài tiêu chuẩn trên, còn yêu cầu:
- Thành viên Ban kiểm soát không là những người mà pháp luật và Điều lệ công ty cấm làm thành viên Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Thành viên Ban kiểm soát có thể không phải là cổ đông của công ty.
- Trưởng ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán, không phải là người làm việc trong bộ phận kế toán tài chính và không phải là Giám đốc tài chính của công ty.
* Số lượng thành phần Ban kiểm soát
Số lượng thành viên Ban kiểm soát ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất là năm (05) người. (Điều 121 khoản 1 LDN 2005 và Điều 19 khoản 1, QCQT)
Luật Doanh nghiệp quy định trong Ban kiểm soát có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Đối với công ty niêm yết, quy định rõ thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành và cán bộ quản lý phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu của các thành viên Ban kiểm soát (Điều 20 QCQT và Điều 124 LDN);
Công ty niêm yết xây dựng cơ chế đảm bảo thành viên Ban Kiểm soát có tính độc lập trong hoạt động và thực thi nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
* Thù lao của Ban kiểm soát
Hàng năm các thành viên Ban kiểm soát được hưởng thù lao cho việc thực hiện nghĩa vụ của Ban kiểm soát. Việc tính số thù lao mà các thành viên Ban kiểm soát được hưởng phải rõ ràng, minh bạch và được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tổng số thù lao thanh toán cho Ban kiểm soát được công bố trong báo cáo thường niên của công ty và cho cổ đông.
2.2.5 Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan đến công ty. liên quan đến công ty.
2.2.5.1 Khái niệm
Trước khi phân tích vấn đề này, chúng ta phải làm rõ 3 khái niệm: (i) những người có quyền lợi liên quan và xã hội; (ii) người liên quan và (iii) xung đột lợi ích.
* Những người có quyền lợi liên quan và xã hội:
Thông lệ quốc tế thừa nhận khái niệm “stakeholders” (Nghĩa đen: những người dự phần, tạm dịch là những người có quyền lợi liên quan của công ty). Khái niệm “stakeholders” này bao gồm tất cả những người có quyền lợi liên quan đến công ty và cộng đồng, xã hội mà công ty đang hoạt động trong đó. Theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty, một người có quyền lợi liên quan là một bên mà có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ các hoạt động của công ty. Khái niệm này lần đầu tiên được Stanford Research Institute đưa ra vào năm 1963 và sau đó được R. Edward Freeman phát triển thêm vào những năm 1980 trong lý thuyết về quản lý chiến lược và đặc biệt là quản trị công ty. Cổ đông được coi là người có quyền lợi
liên quan đầu tiên và quan trọng nhất đối với công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong quản trị công ty, bao giờ người ta cũng tách riêng hai nhóm cổ đông và nhóm những người có quyền lợi liên quan khác do tầm quan trọng cũng như các quyền và lợi ích của hai nhóm người này khác biệt với nhau. Trong một công ty cổ phần đại chúng, những người có quyền lợi liên quan:
Ngƣời có quyền lợi liên quan
Quyền, lợi ích liên quan
và các mối quan tâm đối với công ty
Các nhân viên của
công ty
Công đoàn
Việc làm, lương thưởng, cơ hội phát triển, mục tiêu nghề nghiệp
Điều kiện làm việc, mức lương tối thiểu, các quy định pháp lý
Chủ nợ Các hợp đồng tín dụng, khả năng thanh toán của công
ty Các nhà đầu tư (không phải là cổ đông) Khách hàng Nhà cung cấp
Cơ quan quản lý
Ngành mà công ty hoạt động
Lợi nhuận đầu tư, khả năng sinh lời của công ty
Giá trị, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, đạo đức nghề nghiệp
Các hợp đồng, khả năng thanh toán
Sự tuân thủ quy định, hoạt động của công ty
- Hoạt động, đóng góp của công ty vào hoạt động và phát triển của ngành,
Chính phủ
Cộng đồng địa
phương
Cộng đồng trong
- Thuế tuân thủ quy định, công ăn việc làm
- Tạo công ăn việc làm, tham gia vào sự thinh vượng, phát triển bền vững của cộng đồng, bảo vệ môi trường
Tại Việt Nam, chưa có văn bản pháp quy nào đưa ra một định nghĩa cụ thể về “người có quyền lợi liên quan” hay quy định chi tiết “người có quyền lợi liên quan” đến công ty bao gồm những đối tượng nào. Tuy nhiên, Điều 25, Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán quy định công ty niêm yết phải đảm bảo quyền hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan đến công ty như sau:
“Công ty niêm yết phải tôn trọng quyền lợi hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan đến công ty bao gồm ngân hàng, chủ nợ, người lao động, người tiêu dùng, nhà cung cấp, cộng đồng và những người khác có quyền lợi liên quan đến công ty”
Như vậy, khung luật pháp về quản trị công ty của Việt Nam đã đưa ra một khái niệm cô đọng, đơn giản và bao quát về người có quyền lợi liên quan đối với một công ty đại chúng niêm yết.
Về cơ bản, khung pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam đã tiếp cận với thông lệ quốc tế. Điều quan trọng nhất là quy định này đã thừa nhận trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng và rộng hơn là xã hội như là một bên có quyền lợi liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng.
* Người liên quan
Về mặt thuật ngữ tiếng Việt, đôi khi người ta rất dễ nhầm lẫn giữa người có quyền lợi liên quan (stakeholders) và người liên quan (related parties). Trong quản trị công ty việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm này là yếu tố cơ bản để thực hiện những quy định về tránh xung đột lợi ích. Trong Điều lệ công ty, cần định nghĩa rõ hai khái niệm này chứ không chỉ đưa ra khái niệm người liên quan như hiện nay (Điều lệ mẫu dành cho công ty niêm yết).
Theo thông lệ quốc tế hầu hết khung luật pháp ở các nước đều có định nghĩa chính thức về khái niệm “related parties” (tạm dịch là “người liên quan”) khi quy định về tránh xung đột lợi ích. Dù mức độ chi tiết trong quy định tại luật pháp từng nước có khác nhau, khái niệm “Người liên quan” trong khuôn khổ quy định về
quản trị công ty thường là người có quan hệ gia đình, vợ chồng, họ hàng trực hệ; người đồng thời là thành viên Hội đồng Quản trị hoặc viên chức điều hành cấp cao tại một công ty khác; người sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ một tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết nhất định (thường là 5% trở lên), người có mối quan hệ sở hữu hoặc kiểm soát chéo đối với một công ty khác. Khái niệm người liên quan không chỉ hạn chế ở cá nhân mà bao hàm cả tổ chức như trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc công ty trong cùng tập đoàn.
Theo quy định của Việt Nam khoản 17, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp