Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 104)

7. Kết cầu của luận văn

3.3.2. Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả

Nếu tạm coi CTCP là một “nhà nước” thu nhỏ, thì đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đóng vai trò là cơ quan lập pháp - nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; HĐQT và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp - nơi điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; còn BKS đóng vai trò của cơ quan tư pháp - có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HĐQT và BGĐ.

Cách ví von này có thể giúp chúng ta dễ mường tượng ra vai trò của BKS trong mối quan hệ với các bộ phận khác trong CTCP, nhất là trong vai trò “kiềm chế và đối trọng” với HĐQT và BGĐ.

Với các chức năng được quy định trong Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty, BKS thực hiện việc giám sát HĐQT, BGĐ trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính cũng như thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT.

Như đã nêu ở trên, với chức năng là một “cơ quan tư pháp” trong một “nhà nước thu nhỏ”, để có thể giám sát HĐQT và BGĐ, BKS cần phải độc lập. Sự độc lập này cần được thể hiện trong việc thành lập và hoạt động của BKS. Thông qua việc thực hiện chức năng của mình, BKS sẽ đảm bảo rằng các quyết định của

HĐQT và BGĐ là phù hợp với pháp luật, với các nghị quyết của ĐHĐCĐ và bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Chính vai trò bảo vệ cổ đông, bảo vệ nhà đầu tư là lý do cho sự ra đời, tồn tại và hoạt động của BKS. Tuy vậy, tại VFC giai đoạn đầu mới cổ phần hóa tại Điều 27 Điều lệ VFC tháng 3/2006 tiêu chí để trở thành thành

viên Ban Kiểm soát chủ yếu ”phải sở hữu tối thiểu từ không phẩy năm phần trăm

(0,5%) trở lên Vốn điều lệ của Công ty”. Do vậy, giai đoạn đầu lên sàn, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty là lãnh đạo Công ty hoặc lãnh đạo các đơn vị nắm giữ cổ phiếu đảm bảo theo quy định của Điều lệ thậm chí có cả cán bộ làm tại Ban Tài chính kế toán là thành viên Ban Kiểm soát mà theo Điều 19 khoản 1 Quy chế QTCT “Thành viên Ban Kiểm soát của công ty niêm yết không phải nhân viên của Bộ phận tài chính kế toán của Công ty” do vậy Bà Phạm Thị Tuyết Anh là trưởng Ban Kiểm soát đồng thời là nhân viên Ban Tài chính Kế toán của Công ty thực sự chưa đúng luật. Hơn nữa, Điều 122 LDN “Thành viên Ban kiểm soát không giữ chức vụ quản lý của Công ty”, mà các thành viên của VFC giai đoạn này là lãnh đạo công ty và công ty thành viên nên cần phải thay đổi nhân sự cho phù hợp với quy định pháp luật.

Trong vai trò kiểm soát viên, cần độc lập với HĐQT và BGĐ, còn trong vai trò người lao động, chịu sự quản lý của HĐQT và BGĐ. Một câu hỏi đơn giản là trong hoàn cảnh này, BKS có thể độc lập kiểm soát hoạt động của công ty được không? Chính mâu thuẫn giữa hai vai trò này khiến cho thành viên BKS cùng lúc chịu nhiều áp lực và thông thường, họ sẽ chọn lựa vai trò người lao động vì dẫu sao, hàng tháng họ vẫn phải nhận tiền lương của công ty. Do vậy, ”ông đá bóng trùng với ông thổi còi” do vậy hoạt động kiểm soát giai đoạn này không thực sự phát huy được hiệu quả.

Khi niêm yết trên sàn một năm, khi có sự thay đổi cổ đông lớn tại VINAFCO thì Ban Kiểm soát là do cổ đông lớn đề cử bổ nhiệm “người trong nhà” để tăng thêm quyền lực để Đại hội cổ đông thông qua, mặc dù trong Quy chế quản trị của VINAFCO thì BKS phải họp 1 tháng/1 lần để giải quyết các công việc phát sinh

thời Báo cáo của BKS thường được trình cho ĐHĐCĐ vào mỗi kỳ họp mà thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa nên báo cáo của BKS không còn tính thời sự.

Hàng năm BKS có mục đích duy nhất là làm báo cáo phục vụ Đại Hội đồng cổ đông sao cho phù hợp với các báo cáo của HĐQT và BGĐ. Nội dung chủ yếu là “khen” HĐQT và BGĐ, rất ít thông tin có ích cho cổ đông. Các vấn đề cần đưa vào báo cáo của BKS không có nhiều nội dung cổ đông quan tâm, do đó, tại Đại hội của VFC, vai trò của BKS chỉ là ngồi cho đủ ban bệ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Luận văn ThS. Luật (Trang 104)