III Thiết bị bốc xếp than
1. Nguyên tắc, cơ sở quy hoạch các khu chức năng
Nguyên tắc quy hoạch
- Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên đề xây dựng cảng nhằm giảm bớt vốn đầu tư. Qui hoạch phát triển cảng phải phù hợp với phát triển không gian của khu vực nhằm tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng luồng tàu, giao thông, liên lạc, các dịch vụ hàng hải khai thác cảng và sự hỗ trợ giữa các cảng biển.
- Quy hoạch phát triển cảng cần xem xét khả năng phát triển mở rộng trong tương lai đồng thời đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường của các phân khu chức năng khác nhau như khu cảng tổng hợp, khu cảng của Nhà máy nhiệt điện than và khu cảng khí hóa lỏng.
Cơ sở quy hoạch
- Căn cứ tài liệu khảo sát địa hình, địa chất khu vực xây dựng
- Căn cứ tài liệu khí tượng thủy văn khu vực xây dựng
- Căn cứ các tài liệu: “Quy hoạch cảng biển Mỹ Thủy - tỉnh Quảng Trị để bồ sung vào qụy hoạch nhóm cảng biển số 3 - Trung Trung Bộ” do CMB thực hiện tháng 12/2008;. “Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cảng biển Mỹ Thủy” do CMB thực hiện tháng 10/2010.
Cảng biển Mỹ Thủy trước đây đã được nghiên cứu theo 3 phương án:
- Phương án 1: Cảng lấn ra biển hoàn toàn.
- Phương án 2: Cảng nửa đào, nửa đáp lấn ra biển.
- Phương án 3: Cảng đào lấn sâu vào trong đất liền.
Qua tính toán thiết kế quy hoạch của 3 phương án trên trong các nghiên cứu trước đây cho thấy các phương án có ưu nhược điềm như sau:
Phương án 1: cảng không phải nạo vét nhưng khối lượng xây dựng đê chắn sóng, tôn tạo san lấp mặt bằng rất lớn, kinh phí rất cao do các công trình khai thác ở vùng biển hở, chịu tác động sóng gió lớn, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn do ảnh hướng của sóng gió.
Phương án 2: cảng nửa đào nửa đắp, về mặt san lấp nạo vét có khối lượng giảm bớt so với phương án 1 vỉ phần đào đắp gần tương đương. Đê chắn sóng có ngắn hơn phương án 1 nhưng khối lượng vẫn nhiều và quá trình thi công, khai thác vẫn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí vẫn khá cao.
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG TRỊ TRỊ
3-54CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Phương án 3 có nhiều ưu điểm nhất: diện tích quy hoạch khu hậu cảng rộng nhất. Phương án 3 không chịu ảnh hướng của sóng bão khi khai thác, công trình xây dựng ngoài biển khó khăn nhất là đê chắn cát có khối lượng ít nhất so với PA1 và PA2. Thi công các công trình hạ tầng trên cạn có thể thực hiện độc lập, không bị lệ thuộc vào việc thi công đê chắn sóng, chịu ảnh hướng của thời tiết ít Phương án này có nhược điểm khối lượng đào đất rất lớn, tuy nhiên khu vực này đất đào là loại đất cát tốt nên việc đào bể cảng sẽ thụân lợi và tận dụng được đất này đề sừ dụng vào các công trình xây đựng khác đồng thời khu vực này dân cư thưa thớt không có tác công trình kiên cố, trọng điểm của Quốc gia nên việc giải phóng mặt bằng sẽ không gặp nhiều khó khăn. Phương án 3 có kinh phí đầu tư xây dựng thấp nhất so với phương án 1 và phương án 2, thuận lợi trong phân kỳ đầu tư xây dựng.
Vì vậy, phương án cảng đào là phương án đã được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu trong bước quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cảng biển Mỹ Thủy. Trong báo cáp này tập trung vào công tác quy hoạch mặt bằng cảng theo phương hướng cảng đào vào trong đất liền.
Quy hoạch cảng sẽ được chia thành 2 giai đoạn xây dựng chính và giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1 đến 2020.
- Giai đoạn 2 đến 2030. ở giai đoạn này, các khu chức năng thuộc cảng Mỹ Thủy được quy hoạch đạt công suất và nhu cầu sử dụng đến hết năm 2030. Khu cảng cảng tổng hợp, đến năm 2030, quy hoạch để khai thác được lượng hàng theo dự báo là gần 18,4 triệu T. Khu cảng này vẫn còn đất và đường bờ dự trữ.
- Giai đoạn phát triển: đến giai đoạn này, các khu chức năng đã hoàn tắt công tác xây dựng. Riêng khu cảng tổng hợp, trong trường hợp lượng hàng tăng lên, cảng sẽ được mở rộng phát triển hết quỹ đất và đường bờ của cảng.
Quy hoạch chi tiết của các khu theo các giai đoạn được mô tả như thuyết minh dưới đây, và khối lượng xây dựng các công trình được tổng hợp lại ở phần 4 của chương này.