c. Tác dụng sinh học
4.2. Phân biệt hoàng kỳ hồng kỳ
Dược điển Trung quốc 2005 và 2010 trong chuyên luận hoàng kỳ không đề cập đến đặc điểm tinh thể calci oxalat, còn chuyên luận hồng kỳ thì
66
có đề cập đến đặc điểm tinh thể calci oxalat [55], [56]. Dược điển Hồng Kông
khi mô tả đặc điểm vi học bột của hoàng kỳ A.membranaceus và
A.membranaceus var. mongholicus không đề cập đến đặc điểm tinh thể calci oxalat [23]. Dược điển Hàn quốc và Nhật bản trong chuyên luận hoàng kỳ
A.membranaceus, ở phần kiểm tra tinh khiết cũng cho biết, phân biệt hoàng kỳ A.membranaceus với H.polybotrys bằng đặc điểm tinh thể calci oxalat [64], [65].
Dược điển dược thảo Mỹ 2011, trong hồng kỳ có tinh thể calci oxalat và không có astragalosid IV; hoàng kỳ có astragalosid IV và không có tinh thể calci oxalat [67]. Trong một nghiên cứu sử dụng phương pháp HPLC, đã xác
định hoàng kỳ Astragalus sp. có astragalosid IV, hồng kỳ H.polybotrys không
có astragalosid IV [74].
Bằng HPLC đã xác định được nhiều isoflavonoid gặp ở cả 2 loại rễ hoàng kỳ và hồng kỳ như calycosin-7-O-beta-D-glucosid, ononin, calycosin, formononetin [46], [77]; trong hồng kỳ, hàm lượng calycosin cao hơn formononetin; hoàng kỳ thì ngược lại, hàm lượng calycosin thấp hơn formononetin [30].
Như vậy đặc điểm chính để phân biệt hoàng kỳ và hồng kỳ đó là hồng kỳ có đặc điểm tinh thể calci oxalat và không có chất điểm chỉ astragalosid IV, còn hoàng kỳ thì ngược lại, có chất điểm chỉ astragalosid IV và không có đặc điểm tinh thể calci oxalat. Đề tài đã căn cứ vào những đặc điểm trên để phân biệt hai dược liệu hoàng kỳ và hồng kỳ hiện đang sử dụng hiện nay tại Việt Nam.