Thử tác dụng trên tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác dụng và xây dựng tiêu chuẩn của cao đặc bài thuốc kỳ phụ vương theo hướng cải thiện tuần hoàn não (Trang 42)

c. Tác dụng sinh học

2.2.5.2. Thử tác dụng trên tim

* Thử nghiệm trên tim thỏ cô lập truyền dịch (Langendorff)

Tim thỏ được cô lập theo phương pháp Langendorff. Dịch truyền là dung dịch Ringer-Locke được bơm oxy, chảy ở một áp suất hằng định từ bình

chứa và được làm ấm ở 370C bằng nước lưu thông từ thiết bị ổn nhiệt. Dịch

được hứng trong một phễu đặt ở dưới buồng tim dưới và tốc độ chảy được đo bằng ống đong và đồng hồ bấm giờ.

Pha mẫu nghiên cứu sau khi đã loại tạp vào dịch nuôi tim với nồng độ khác nhau và truyền vào động mạch vành thỏ với tốc độ bằng 1/10 tốc độ dung dịch nuôi chảy qua tim. Theo dõi tần số đập của tim, biên độ co của tim và lưu lượng mạch vành thông qua thể tích dung dịch chảy ra qua tim trong 5 phút trước và sau khi truyền các dung dịch mẫu nghiên cứu trên máy ghi.

Cho thuốc vào tiêu bản bằng cách tiêm qua nắp cao su vào dịch truyền. Cho máy ghi chạy liên tục và lấy các số ghi về nhịp đập và lưu lượng tuần

hoàn vành cứ khoảng 5 phút một lần [4], [17].

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Nhịp tim (nhịp/phút): ghi nhịp tim thỏ ở các thời điểm trước (0’), sau khi truyền thuốc (5, 10, 15, 20 phút) và sau khi ngừng thuốc (5, 10, 15 phút).

33

+ Lưu lượng dịch nuôi qua tim (ml): cứ 5 phút / 1 lần, theo dõi lưu lượng dịch nuôi qua tim trước khi truyền thuốc (0’), sau khi truyền thuốc (5, 10, 15, 20 phút) và sau khi ngừng thuốc (5, 10, 15 phút).

+ Biên độ co bóp của cơ tim (mm): ghi biên độ của cơ tim trước khi truyền thuốc (0’) và sau khi truyền thuốc ở các thời điểm 5, 10, 15, 20 phút và sau khi ngừng thuốc 5, 10, 15 phút qua đồ thị của máy ghi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác dụng và xây dựng tiêu chuẩn của cao đặc bài thuốc kỳ phụ vương theo hướng cải thiện tuần hoàn não (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)