c. Tác dụng sinh học
2.2.5.3. Thử tác dụng trên mạch máu
* Thử nghiệm trên động mạch cảnh mèo:
- Nguyên tắc: Đo trực tiếp lưu lượng máu chảy qua động mạch cảnh mèo đã gây mê. So sánh lưu lượng máu chảy qua động mạch cảnh trước và sau khi truyền thuốc. Nếu lưu lượng máu sau khi truyền thuốc lớn hơn lưu lượng máu trước khi truyền thuốc tức là thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn động mạch cảnh.
- Chỉ tiêu theo dõi: Lưu lượng máu qua động mạch cảnh ở những thời điểm 5 phút, theo dõi liên tục từ lúc trước truyền đến khi sau truyền thuốc.
- Chỉ tiêu đánh giá: So sánh lưu lượng máu qua động mạch cảnh (ml/ph) trước khi bơm thuốc và sau khi bơm thuốc qua đường tĩnh mạch.
- Xác định kết quả: Tính tỷ lệ (%) tăng của lưu lượng máu chảy qua động mạch cảnh sau khi truyền mẫu thử so với trước khi truyền theo công thức:
X = (Vs – Vt) * 100 / Vt. Trong đó: - Vo là lưu lượng trước khi truyền
- Vt là lưu lượng lớn nhất sau khi truyền
- X là tỷ lệ % tăng lưu lượng máu não sau khi truyền thuốc so với trước khi truyền thuốc. Thuốc có tác dụng khi Vs > Vt (p < 0,05).
* Thử nghiệm trên cơ trơn mạch tai thỏ cô lập:
Tai thỏ được cô lập theo phương pháp Krawkow, cố định tai thỏ trên
tấm kính 5 cạnh độ dốc khoảng 30o
để có thể thu được hoàn toàn lượng dịch
chảy ra từ hệ mạch tai thỏ. Truyền dung dịch Krebs có nhiệt độ hằng định 37 0
34
từ hệ thống tĩnh mạch và các mao mạch khác của tai vào các thời điểm trước
khi truyền mẫu thử ( Vo ) và sau khi truyền mẫu thử ( Vs). So sánh lượng dịch
thu được sau khi truyền mẫu thử với lượng dịch trước khi truyền mẫu thử. Thuốc có tác dụng giãn mạch khi lượng dịch chảy ra ở hai tĩnh mạch rìa tai
tăng, ngược lại, thuốc có tác dụng co mạch khi lượng dịch chảy ra giảm [4].