Cắn, tro toàn phần, pH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác dụng và xây dựng tiêu chuẩn của cao đặc bài thuốc kỳ phụ vương theo hướng cải thiện tuần hoàn não (Trang 65)

c. Tác dụng sinh học

3.5.2. Cắn, tro toàn phần, pH

* X ác định cắn:

Cân 2 g cao đặc kỳ phụ vương cho vào 1 cốc đáy bằng đường kính khoảng 50 mm và chiều cao khoảng 30 mm. Cô đến khô cạn trên cách thủy và

sấy ở 100 - 1050C trong 3 giờ. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm. Tính kết

quả theo % khối lượng hoặc % khối lượng trên thể tích.

* Tro toàn phần:

Cân 3 g cao đặc kỳ phụ vương cho vào chén sứ đem đi nung nóng ở

450 0C, đến tro hoàn toàn (tro màu trắng), lấy ra làm nguội trong bình hút

ẩm, đem cân. Tính tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần theo khối lượng dược liệu khô.

* Xác định pH:

Cân 1 g cao đặc kỳ phụ vương, hòa tan bằng nước cất cho vừa đủ 100 ml. Xác định giá trị pH của dung dịch này bằng máy đo pH Eutech Instruments pH 510.

56

Bảng 3.12. Tỷ lệ cắn, tro toàn phần và độ pH của cao đặc kỳ phụ vương Mẫu nghiên cứu Số lần (n) Cắn (%) Tro toàn phần (%) pH Cao kỳ phụ 3 14,67 ± 1,76 8,29 ± 0,06 4,03 ± 0,03

Nhận xét: Mẫu cao đặc có tỷ lệ tro toàn không quá 10 % (< 10%), cắn là không quá 20 %, pH nằm trong khoảng 3,5 – 4,5.

3.5.3. Thử độ nhiễm khuẩn

Cân 10 g cao đặc kỳ phụ vương, tiến hành theo mục 2.2.4.6. - Đếm số lượng vi khuẩn hiếu khí và vi nấm:

Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Độ nhiễm khuẩn của cao đặc kỳ phụ vương Vi khuẩn hiếu khí Vi nấm Công thức tính số lượng vi sinh vật Độ pha loãng 10-1 10-2 10-3 10-1 10-2 10-3 Max (N × d) N: Số khuẩn lạc trong mỗi đĩa d : độ pha loãng (Ưu tiên lựa chọn các đĩa có 30-300 khuẩn lạc) Đĩa 1 16 18 10 1 1 0 Đĩa 2 5 11 0 5 1 1 Thời gian bắt đầu ủ 07/05/2013 07/05/2013 Thời gian đọc kết quả 08/05/2013 11/05/2013 Kết quả 100 - 5000 5 - 100

Nhận xét: Số vi khuẩn hiếu khí trong khoảng 100 – 5000 cfu/g. Số vi nấm nằm trong khoảng từ 5 – 100 cfu/g.

- Tìm vi khuẩn gây bệnh: môi trường lỏng nuôi cấy không bị đục. Không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

57

3.5.4. Giới hạn kim loại nặng

- Mẫu nghiên cứu: Cao đặc kỳ phụ vương

- Pha dung dịch thử: Cân 1 g cao vào một chén nung silica, thêm 4 ml dung dịch magnesi sulphat 25% trong acid sulfuric 1M, trộn đều bằng 1 đũa thủy

tinh nhỏ, rồi đun nóng cẩn thận. Đốt dần dần để than hóa (khoảng 6000C), tiếp

tục đốt đến khi thu được cắn màu xám nhạt, để nguội, làm ẩm cắn bằng 0,2 ml dung dịch acid sulfuric 1M, bốc hơi rồi đốt lại. Sau đó để nguội. Hòa tan cắn, dùng 2 lượng, mỗi lượng 5 ml dung dịch acid hydrocloric 2M. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein, rồi cho từng giọt dung dịch amoniac đậm đặc đến khi có màu hồng. Để nguội, thêm acid acetic băng đến khi mất màu dung dịch, rồi thêm 0,5 ml nữa, lọc rồi pha loãng dung dịch với nước thành 20 ml. - Dung dịch mẫu được chuẩn bị như sau: lấy 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu, cho vào chén nung silica, thêm 4 ml dung dịch MgSO4 25% trong acid sulfuric 1M (TT), sau đó tiếp tục xử lý như mẫu ở trên bắt đầu từ câu: “trộn đều bằng 1 đũa thủy tinh nhỏ…” đến câu: “lọc nếu cần, rồi pha loãng dung dịch với nước thành 20 ml”.

- Tiến hành:

Chuẩn bị 3 ống nghiệm giống nhau: + Ống thử: 12 ml dung dịch thử

+ Ống chuẩn: 10 ml dung dịch thu được từ dung dịch xử lý chì mẫu và 2 ml dung dịch thử

+ Ống trắng: 10 ml nước cất và 2ml dung dịch thử

Thêm lần lượt vào mỗi ống: 2 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5; 1,2 ml dung dịch Thioacetamid

Lắc đều, để yên trong 2 phút.

- Kết quả: Ống chuẩn có màu nâu nhạt khi so sánh với ống trắng. Ống thử có màu nâu nhạt hơn so với ống chuẩn.

58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác dụng và xây dựng tiêu chuẩn của cao đặc bài thuốc kỳ phụ vương theo hướng cải thiện tuần hoàn não (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)