KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 96)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.6 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN

Bên cạnh những tác động bất lợi từ bên ngoài, những khó khăn khách quan trong nƣớc và sự yếu kém của các DN ngành cá tra, thì các tồn tại về nội hàm quản lý và hạn chế về cơ chế quản lý Nhà nƣớc, để chủ động bảo đảm cân đối cung-cầu, hạn chế sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các chủ thể của chuỗi giá trị dƣới áp lực dƣ thừa sản lƣợng, là nguyên nhân gây thêm ách tắc trong ngành kinh tế quan trọng này. Để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra và các sản phẩm chế biến từ cá tra sang thị trƣờng EU bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp thì các chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển thủy sản XK của Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng

Hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dƣ lƣợng kháng sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và XK)

Xem xét giảm thuế NK nguyên liệu thuỷ sản xuống 0-0,5%. Vì hiện nay các nƣớc ASEAN đều áp dụng thuế NK nguyên liệu thuỷ sản bằng 0-0,2%. Trong khi đó mức thuế 10-20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao. Mặt khác

khi thuế NK nguyên liệu bằng 0, thì các thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho DN xúc tiến việc NK nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản phẩm thuỷ sản XK và tăng khả năng cạnh tranh.

Cần sớm ban hành nghị định về nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu, quy định chỉ cấp phép xuất khẩu cho những DN có nhà máy chế biến, có vùng nuôi. Vì hiện nay có quá nhiều DN đang tham gia xuất khẩu, nhiều DN không có nhà máy chế biến, vùng nuôi vì vậy mà giá nào họ cũng bán đƣợc. Sở dĩ có tình trạng này là do DN mua bán chịu quá nhiều. DN nợ tiền cá của nông dân, rồi bán chịu cho nhà nhập khẩu, nếu vay ngân hàng, DN phải có tài sản thế chấp, trả lãi, còn vay của nông dân (bằng việc nợ tiền cá) thì không mất gì, do đó họ sẵn sàng bán giá thấp.

Có sự thiếu công bằng trong chính sách của Nhà nƣớc đối với hộ nuôi cá và DN, khiến ngƣời nuôi cá phải chịu nhiều thiệt thòi. Hộ nuôi bán chịu cá tra cho DN và chỉ cầm trong tay miếng giấy lận lƣng không có giá trị pháp lý, DN thì cứ vô tƣ nợ tiền mua cá cả năm ròng, không trả lãi, phải năn nỉ để DN trả tiền. Đây là hình thức chiếm dụng vốn có tính toán, ngƣời nông dân đang phải còng lƣng nuôi cá trả lãi ngân hàng thay cho DN. Có sự không công bằng khi ngƣời nuôi cá phải chịu thuế VAT, trong khi DN nuôi cá lại không phải đóng khoản thuế này.

Công tác quy hoạch, dự báo còn nhiều bất cập; phát triển cá tra từ nuôi trồng cho đến chế biến còn mang tính tự phát; tính liên kết trong chuỗi sản xuất, giữa doanh nghiệp - ngƣời nuôi trồng yếu.

Đẩy mạnh việc cho vay vốn ƣu đãi nuôi trồng thủy sản với ngƣời dân và DN Nhƣ đã phân tích ở mục c, trang 49, Nhà nƣớc cũng cần có gói hỗ trợ tín dụng thích hợp, đúng thời vụ. Vì ngƣời nuôi cá có chu trình 8 tháng, mà chỉ cho vay trong 6 tháng cũng không ổn. Hay DN chế biến xuất khẩu cả năm mới thu hồi vốn đƣợc, mà chỉ cho vay 4 hay 6 tháng, chỉ tính việc lo đáo hạn cũng là quá khó khăn.

Với luật thuế bảo vệ môi trƣờng vừa đƣợc áp dụng từ tháng 1/2012. Với qui định này, công ty sẽ phải chịu thêm chi phí là 40.000 đồng/kg túi nylon và số tiền đóng thuế này không đƣợc hoàn trả lại. Để giảm chi phí cho sản xuất, tăng tính cạnh tranh chắc hẳn nhiều DN sẽ và đang chuyển sang tạm nhập tái xuất túi nylon từ các

nƣớc láng giềng.

Để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, đem đến sự công bằng trong thƣơng mại toàn cầu (ngƣời nuôi, trồng, chế biến... phải có trách nhiệm với xã hội, với môi trƣờng), Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần có chỉ đạo, ngăn chặn triệt để, kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh cấm và hạn chế, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi cá tra. Tăng cƣờng kiểm tra việc nuôi trồng bảo vệ mội trƣờng tránh lây nhiễm tại các vùng nuôi. Ngành Thủy sản cần tập trung vào củng cố chất lƣợng và nâng cao giá trị sản phẩm cá tra. Ngành cần siết chặt quản lý đầu vào - đầu ra; ngăn chặn phải có các chế tài các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh về giá; đồng thời, tìm mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau cùng thống nhất về giá bán, chất lƣợng, chủng loại… thì giá xuất khẩu cá tra sẽ đƣợc nâng lên và tránh đƣợc tình trạng bị nƣớc ngoài ép giá.

Nafiqap cập nhật thông tin đến doanh nghiệp khi có bất cứ sự thay đổi nào tại thị trƣờng EU.

Vasep cần nâng cao vai trò điều hành hiệp hội nghề cá Việt Nam, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua các rào cản tại thị trƣờng EU.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về xuất khẩu cá tra vào thị trƣờng EU ở Chƣơng 1, kết hợp với việc phân tích thực trạng hoạt động cũng nhƣ các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất KD XK cá tra sang EU tại HVG ở Chƣơng 2 đã đánh giá những mặt mạnh cũng nhƣ những yếu kém còn tồn tại trong hoạt động KDXK ở HVG. Chƣơng 3 tác giả đã trình bày nội dung đƣa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh XK cá tra vào EU tại HVG bao gồm:

1. Giải pháp dài hạn: Giải pháp sản phẩm mang tính công nghệ cao. 2. Giải pháp ngắn hạn tạo cơ sở vững chắc cho giải pháp dài hạn:

 Đẩy mạnh hoạt đông R&D bằng cách thành lập phòng dự án.

 Đẩy mạnh hoạt động Marketing.

 Đẩy mạnh nâng cao tay nghề ngƣời lao động

Theo tác giả, đây là những giải pháp phù hợp và hữu hiệu đối với HVG, giúp cho công ty đẩy mạnh XK vào EU, tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng đáp ứng đƣợc định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Theo Quyết định số 1445/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đến 2020, tổng sản lƣợng thủy sản khoảng 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 11 tỷ USD, kinh tế thủy sản đóng góp khoảng 2,8 – 3% GDP của kinh tế quốc dân, kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt đến con số 1 tỷ USD. Qua đó cho thấy, mặt hàng cá tra là một trong những những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế kéo theo nhiều hệ lụy khiến ngành công nghiệp cá tra đình trệ. Nhƣng đây cũng là thời điểm tốt nhất để tái cơ cấu nhƣ điều hòa vốn, tái sản xuất kinh doanh, đáp ứng về mặt chất lƣợng cho thị trƣờng khó tính nhằm phát triển xa hơn, bền vững hơn, đảm bảo giữ uy tín cho thƣơng hiệu cá tra Việt Nam. Thách thức đầu tiên của ngành cá tra trong năm nay là vấn đề thị trƣờng, đặc biệt khi thị trƣờng Châu Âu vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội mới cho các DN nếu biết biến khó khăn thành cơ hội phát triển.

Với các mục tiêu nghiên cứu đƣợc đề ra, đề tài “Đề xuất một số giải pháp đẩy

mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại Công ty Cổ Phần Hùng Vương” đã

giải quyết đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động KDXK cá tra vào EU tại HVG nhƣ sau đây:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về xuất khẩu cá tra vào thị trƣờng EU. Tìm hiểu điều kiện kinh doanh của thị trƣờng EU đối với mặt hàng thủy sản cá tra

Thứ hai: Phân tích thực trạng thực trạng hoạt động SXKD XK kết hợp phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong và ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD XK cá tra vào EU tại HVG nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu đồng thời nhận định đƣợc các cơ hội và nguy cơ cho việc đẩy mạnh XK cá tra của HVG vào EU trong những năm tới.

thị trƣờng EU đến năm 2020 cần thiết đối với công ty. Các giải pháp này giúp doanh nghiệp đứng vững và cạnh tranh hữu hiệu trong thời kỳ khó khăn hiện nay.

Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Nhà nƣớc nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá tra của HVG nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Với những kết quả trên, tác giả rất mong đƣợc đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của HVG. Tất cả những giải pháp trên nếu đƣợc công ty thực thi nghiêm túc và đồng bộ, cùng với sự linh hoạt trong kinh doanh phù hợp với thay đổi môi trƣờng bên ngoài, tận dụng kịp thời các cơ hội và phán đoán tránh n những nguy cơ trong thời gian tới. Chúng tôi tin rằng HVG sẽ thành công và ngày càng phát triển. Là tài liệu giúp cho các doanh nghiệp cùng ngành nắm bắt đƣợc thị trƣờng và xu hƣớng thế giới để xây dựng giải pháp xuất khẩu thủy sản trong dài hạn.

Tuy nhiên, đề tài này đƣợc viết trong thời gian ngắn, trong giai đoạn cá tra lâm vào cảnh khó khăn, do tình hình kinh tế thị trƣờng nhập khẩu vẫn còn khó khăn, Cty đang bị cuốn vào hoạt động M&A để mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Do đó, luận văn này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong đƣợc sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của Hội đồng, các Thầy, Cô và các độc giả quan tâm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê,

Hà Nội

[2] Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Quản trị xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng

hợp TP.HCM.

[3] Fred R.David, (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê Book, DC. Health Company.

[4] Nguyễn Thành Độ, (2002). Chiến lược kinh doanh và phát triển Doanh Nghiệp,

Nhà xuất bản lao động

[5] Nguyễn Đông Phong (2009), Marketing quốc tế, Nhà xuất bản Lao động,

TPHCM.

[6] Võ Thanh Thu, (2004), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản thông kê.

[7] http://www.vasep.com.vn [8] http://fistenet.gov.vn [9] http://www.vietfish.com. [10] http://www.baocongthuong.com.vn/ [11] http://thitruongnuocngoai.vn [13] http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tu-van-xuat- nhap-khau/global- gap-va-iso-22000-giay-thong-hanh-cho-thu y-san-dbscl-xuat- khau/83007.005220.html

[14]

http://customs.hmrc.gov.uk/channelsPortalWebApp/channelsPortalWebApp.portal? _nfpb=true&_pageLabel=pageImport_Home

[15] Tạp chí Vasep

[17] Báo cáo ngành, Cty CP Chứng Khoán Kis Việt Nam.

[18] Báo cáo thị trƣờng cá Tra tại EU, CBI- Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển.

[19] Báo cáo thƣờng niên Công ty Cổ phần Hùng Vƣơng từ năm 2010 – 2012. [20] Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Phan Văn Mới (2011), “Chiến lƣợc Marketing xuất khẩu thủy sản của Công ty Thủy Sản Bến Tre giai đoạn 2010-2015” Trƣờng Đại Học Kinh Tế TPHCM.

[21] Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Hoàng Sơn (2012), “Chiến lƣợc kinh doanh ngành thủy sản tỉnh Cà Mau giai đoạn từ nay đến 2012” Trƣờng Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.

Phụ lục 1: PHÂN BIỆT CÁ TRA VÀ BASA ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CÁ TRA VÀ CÁ BA SA.

1. Phân loại:

Cá tra và ba sa là hai trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã đƣợc xác định ở sông Cửu long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nƣớc ta và còn sống sót rất ít ở Thái lan và Campuchia, đã đƣợc xếp vào danh sách cá cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá tra và ba sa của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.

Phân loại cá tra

Bộ cá nheo Siluriformes. Họ cá tra Pangasiidae. Giống cá tra dầu Pangasianodon.

Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)

Phân loại cá ba sa

Bộ cá nheo Siluriformes. Họ cá tra Pangasiidae.

Giống cá ba sa Pangasius Loài cá ba sa Pangasius bocourt (Sau vage 1880).

2. Phân bố.

Cá tra và ba sa phân bố ở lƣu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nƣớc Lào, Việt Nam, Cămpuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lƣu vực sông Mekloong và Chao Phraya, cá ba sa có ở sông Chaophraya. Ở nƣớc ta những năm trƣớc đây khi chƣa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra và ba sa đƣợc vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trƣởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cƣ ngƣợc dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cƣ của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngƣợc dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cƣ về hạ lƣu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

3. Hình thái, sinh lý.

Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lƣng xám đen, bụng hơi bạc, miệng

rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nƣớc ngọt, có thể sống đƣợc ở vùng nƣớc hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng đƣợc nƣớc phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dƣới 15 oc, nhƣng chịu nóng tới 39 oc. Cá tra có số lƣợng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng đƣợc môi trƣờng nƣớc thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngƣỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.

Cá ba sa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân dài, chiều dài chuẩn

bằng 2,5 lần chiều cao thân. Ðầu cá ba sa ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dƣới mõm. Dải răng hàm trên to và rộngvà có thể nhìn thấy khi miệng kh p. Có 2 đôi râu, râu hàm trên bằng chiều dài đầu, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực. Mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau thân dẹp bên, lƣng và đầu màu xám xanh, bụng trắng bạc. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn.

Cá basa không có cơ quan hô hấp phụ, ngƣỡng oxy cao hơn cá tra, nên chịu đựng kém ở môi trƣờng nƣớc có hàm lƣợng oxy hòa tan thấp. Theo Nguyễn Tuần (2000), cá ba sa sống chủ yếu ở nƣớc ngọt, chiụ đƣợc nƣớc lợ nhẹ, nồng độ muối

12, chịu đựng đƣợc ở nơi nƣớc phèn có pH >5,5. Ngƣỡng nhiệt độ từ 18-400C, ngƣỡng oxy tối thiểu là 1,1mg/lít. Nhìn chung sự chịu đựng của cá ba sa với môi trƣờng khắc nghiệt không bằng cá tra, do đó cá đƣợc nuôi thƣơng phẩm chủ yếu trong bè trên sông nƣớc chảy.

4. Ðặc điểm dinh dƣỡng.

Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tƣơi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn

nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ƣơng không đƣợc cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngòai ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn đƣợc, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dƣới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)