6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.5 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XK VÀO THỊ TRƢỜNG EU:
3.5.1 Lựa chọn giải pháp:
Dựa vào bảng 3.1 ma trận SWOT, tác giả đƣa ra một số giải pháp cho từng nhóm SO, ST, WO, WT. Trên cơ sở đó, tác giả kết hợp với ý kiến chuyên gia (phụ lục) trong ngành để lựa chọn giải pháp tối ƣu giúp HVG đẩy mạnh hoạt động KDXK cá tra vào thị trƣờng EU. Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia về giải pháp đẩy mạnh XK cá tra tại HVG đƣợc tác giả thể hiện qua bảng 3.2.
Qua bảng kết quả 3.2 cùng với tác giả nhận thấy để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng EU trong thời gian tới, Cty không thể thực hiện đồng bộ cùng lúc tất cả các giải pháp mà phải tập trung cho một hay vài giải pháp tối ƣu nhất theo thứ tự giảm dần từ bảng trên.
Bảng 3.2: Kết quả cho điểm của các giải pháp. STT Giải pháp Tổng điểm Xếp hạng 1 Củng cố và thâm nhập thị trƣờng 149 7 2 Mở rộng thị trƣờng. 157 6 3 Hoạt động marketing 181 4 4 Giá sản phẩm 144 8
5 Mở rộng kênh phân phối. 142 9
6 Tập trung đẩy mạnh hoạt động R&D 197 2
7 Tăng cƣờng liên kết hay M&A 176 5
8 Nâng cao tay nghề ngƣời lao động. 185 3
9 Đa dạng hóa sản phẩm 140 10
10 Nguồn nhân lực 140 10
11 Đầu tƣ công nghệ cao 130 12
12 Sản phẩm mang tính công nghệ cao 203 1
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng ý kiến chuyên gia)
Trƣớc khi đƣa ra giải pháp tối ƣu, tác giả có một số nhận định về sản phẩm cá tra của HVG và một số DN lớn: Nhờ vào chiến lƣợc tăng trƣởng M&A, HVG lọt vào top dẫn đầu ngành thủy sản năm vừa qua. Nhƣng trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhƣ hiện nay thay vì tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mũi nhọn thì HVG bị phân tán nguồn lực bởi tham vọng đột phá và tăng trƣởng mạnh nhờ M&A thì nguy cơ sẽ bị mất thị phần sẽ rất cao. Vì một số đối thủ khác trong ngành có nhiều thế mạnh để vƣợt lên HVG nhƣ: thuế suất tại Mỹ thấp hơn, có chuỗi khép kín hoàn hảo về vùng nuôi cá tra và đặc biệt là nguồn lực không bị phân tán sẽ mở rộng sang các thị trƣờng chủ lực của HVG. Bên cạnh đó sản phẩm XK của Cty (không mang tính công nghệ cao, dễ dàng sản xuất hàng loạt) đang phải cạnh tranh gay gắt về giá XK với các Cty nhỏ có chi phí đầu tƣ nhà xƣởng ít, không có vùng nuôi, thậm chí chỉ đi gia công để XK, mặc dù HVG có lợi thế về nguyên liệu rẻ hơn do tự cung cấp.
Trong quá quá trình chế biến sản phẩm XK thô là cá phi lê thì quá trình chế biến chỉ lấy đi 1/3 khối lƣợng nguyên liệu đầu vào, phần không thấy gọi là phụ phẩm nhƣ đầu, xƣơng cá, da cá, dè cá, mỡ cá, bao tử cá, thịt vụn cá, máu cá. Để tận
dụng lƣợng phế phẩm này hiện Cty dùng để sản xuất chế biến thành thức ăn cho thủy sản, hay bao tử cá bán thị trƣờng nội địa.
Nhƣng hiện nay phụ phẩm này đƣợc nhiều nghiên cứu cho thấy các phụ phẩm này là những thành phần chứa rất nhiều giá trị có thể sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học, dầu ăn, gelatin, phân bón lá, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.... mang lại giá trị gia tăng cao. Hiện nay vài DN đã tận dụng cơ hội nghiên cứu, xây dựng nhà máy chế biến phụ phẩm cá tra thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tạo thƣơng hiệu độc quyền, giúp cho DN tăng thế khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Điển hình nhƣ:
Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Sao Mai (An Giang) đã đầu tƣ 15 triệu USD xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá với công suất ban đầu 100 tấn mỡ thô/ngày, sau 3 năm nâng công suất tinh luyện lên 200 tấn mỡ thô/ngày. Để làm tăng giá trị các mặt hàng đƣợc chế biến từ cá tra, qua 02 năm nghiên
cứu ở phòng thí nghiệm và đầu tƣ kinh phí chuyển giao công nghệ, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, trên 15 năm kinh nghiệm trong XK cá tra, đã chiết xuất thành công collagen từ da cá tra với chất lƣợng tƣơng đƣơng collagen chiết xuất từ da heo, xƣơng bò của các nƣớc Châu Âu và đầu tƣ dự án ứng dụng công nghệ cao này với tổng kinh phí đầu tƣ là 450 tỷ đồng. Đây là dự án công nghệ sinh học ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nƣớc. Sản phẩm của Dự án là collagen và galetin mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, với sản lƣợng 2.000 tấn thành phẩm/năm, dự án mang lại giá trị hơn 30.000.000 USD; nếu tính cho toàn ngành, giá trị gia tăng từ ngành công nghiệp này có thể tăng thêm 100.000.000 USD cho ngành sản xuất cá tra.
Ngoài ra, kết quả khảo sát phụ phế liệu cá tra cho thấy trong các bộ phận phụ phẩm, xƣơng cá có hàm lƣợng tro khá cao (20,11%) với thành phần canxi chiếm tỷ lệ cao nhất (4,49%) so với các bộ phận khác. Do đó, xƣơng cá tra đƣợc lựa chọn làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Năm 2009 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tiến hành nghiên cứu quy trình công nghệ sử dụng hóa chất và enzyme để thủy phân và trích ly canxi
từ phế liệu xƣơng cá tra theo từng bộ phận (đầu, vây, đuôi,...) và hiện nay đề tài này đã đƣợc chuyển giao Cty thủy sản Bình An.
Nhƣng một điều đáng ngạc nhiên và đặt ra nhiều câu hỏi là tại sao không có bóng dáng của Cty đã tiên phong trong nhiều lĩnh vực nhƣ vùng nuôi, thức ăn, giống liên quan đến con cá tra trong nƣớc là HVG? Qua những phân tích trên kết hợp với ý kiến chuyên gia đƣợc tổng hợp ở bảng 3.2, dựa trên cơ sở:
- Phát huy tối đa điểm mạnh của công ty là một doanh nghiệp hàng đầu về XK cá tra ở nhiều thị trƣờng, công nghệ hiện đại, có quy trình sản xuất kh p kín đáp ứng các yêu cầu khi XK vào EU và có khả năng tự chủ cao về nguồn nguyên liệu, nguồn thức ăn cho cá mà ít doanh nghiệp nào trong ngành có thể cạnh tranh.
- Khắc phục điểm yếu đang hiện hữu là thị trƣờng XK trong khối EU còn hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chƣa đa dạng chủ yếu là dạng thô, chính điều này đã làm cho các công ty khác không có nhiều thế mạnh nhƣ HVG dễ dàng cạnh tranh.
Để giúp HVG tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, tác giả đƣa ra giải pháp tối ƣu nhất nhằm đẩy mạnh XK của HVG vào EU trong dài hạn đó là Giải pháp sản phẩm mang tính công nghệ cao, đây cũng là giải pháp có tổng số điểm cao nhất ở bảng tổng hợp.
Tại sao tác giả đƣa ra giải pháp này, mục tiếp theo sẽ trình bày rõ hơn?
3.5.2 Lý do đƣa ra giải pháp:
Hiện nay, ở nƣớc ta khi mà hoạt động XK, NK đang đƣợc mở rộng, nhiều quy định thông thoáng, không xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lƣợng để quản lý đã làm gia tăng số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK, và sự gia tăng này đã gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý của các cơ quan chức năng, của các ban, ngành. Kết quả là xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, hàng hóa kém chất lƣợng, không đạt yêu cầu, sử dụng thuốc tăng trọng, kháng sinh quá mức vào sản phẩm, việc mua bán code, mƣợn code dễ dàng …..đã tạo nên hình ảnh xấu về các sản phẩm XK của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới, đặc biệt là hình ảnh cá tra, đã có thời gian bị đƣa
vào danh sách đỏ ở thị trƣờng EU. Chính vì cách làm ăn manh nhúm của số ít doanh nghiệp đã làm ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp lớn trong ngành, cũng nhƣ tạo nên hình ảnh xấu đối với nhà nhập khẩu cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng.
Tại sao các doanh nghiệp nhỏ không đầu tƣ bài bản, thậm chí chƣa đƣợc cấp Code vào các thị trƣờng XK, chỉ đi gia công khi có hợp đồng lại có thể giành lấy thị phần từ các Cty lớn với nhiều lợi thế là trang thiết bị, máy móc hiện đại, đƣợc đầu tƣ bài bản từ con giống, thức ăn đến sản phẩm, ví dụ nhƣ HVG?
Thực tế cho thấy HVG có thế mạnh vƣợt trội nhất trong ngành là không còn phải chịu cảnh cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng XK, HVG tránh thế bị động khi thức ăn chăn nuôi đang ngày càng là khâu quan trọng đối với chất lƣợng của sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Nhƣng thế mạnh này chƣa đƣợc phát huy tối đa, khi mà hầu hết các sản phẩm cá tra của HVG XK sang các thị trƣờng đều là sản phẩm filllet còn da và không da, cá tra cắt khúc, nguyên con không đầu, tất cả chỉ là dạng thô. Với sản phẩm dạng thô này thì không cần đầu tƣ nhiều máy móc thiết bị hiện đại các doanh nghiệp nhỏ cũng sản xuất đƣợc cộng thêm chi phí khấu hao ít, chi phí phục vụ cho sản xuất cũng sẽ thấp hơn kéo theo giá sản phẩm XK sẽ thấp là điều tất yếu.
Đặc biệt, Châu Âu gồm 28 quốc gia mỗi quốc gia có sở thích và khẩu vị, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng khác nhau. Hiện nay nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao, sức khỏe luôn đƣợc con ngƣời quan tâm hàng đầu, họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm mang lại nhiều tiện ích: dễ dàng mang theo bên mình nhƣ chế biến thành các sản phẩm dạng viên có công dụng nhƣ thực phẩm chức năng, hay chứa trong túi nhỏ dạng bột hòa tan, tất cả các sản phẩm này không phải qua công đoạn chế biến nào nữa. Hay sản xuất ra các sản phẩm phù hợp từng đối tƣợng ví dụ: Đối với phụ nữ thƣờng quan tâm đến sản phẩm mang lại vẻ đẹp, sản phẩm tốt khi mang thai, sản phẩm bổ sung canxi, ít mỡ..; với trẻ em thì sản phẩm tăng chiều cao, thông minh, bổ sung omega 3, chống suy dinh dƣỡng, …Thành phần dinh dƣỡng trong cá tra rất cao, đáp ứng đƣợc một số yêu cầu tiện ích, nhƣng hiện nay mới chỉ đƣợc nghiên cứu một số thành phần từ phụ phẩm.
Chính vì vậy muốn sản phẩm mang tính đặt trƣng, độc đáo riêng của Cty mà các doanh nghiệp khác khó bắt chƣớc đƣợc thì ngay từ bây giờ HVG cần phải tiến hành nghiên cứu sản phẩm mang lại giá trị cao, thƣơng hiệu độc quyền nhƣ 2 doanh nghiệp Sao Mai và Vĩnh Hoàn đã đề cập trên.
Dĩ nhiên việc tạo ra sản phẩm mới này cần đầu tƣ nhiều về mọi mặt. Nhƣ phân tích ở mục 1.1.3.7, trang 10: Giữa chi phí nghiên cứu, phát triển và khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các doanh nghiệp đầu tƣ cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn. Nhƣng với HVG thì vấn đề sẽ không còn là quá khó vì đã từng trải qua khi tiến hành chuỗi sản xuất theo quy trình khép kín. Trƣớc khi đi vào vận hành ổn định chuỗi kinh doanh khép kín của mình, HVG vẫn phải mất không ít thời gian để sắp xếp, cấu trúc lại hoạt động trong toàn bộ hệ thống, giảm tỉ lệ sở hữu hoặc bán đi những DN có vai trò không quá quan trọng để lấy vốn - lực đầu tƣ, trang trải tiếp theo cho những DN trọng điểm theo quy mô tập đoàn. Để có đƣợc chuỗi kinh doanh trong một ngành lắm công đoạn nhƣ thủy sản, HVG đã phải trả những cái giá không nhỏ. Cái giá này không chỉ là tiền bạc mà còn là công sức xây dựng một tầm nhìn, kế hoạch, sự tận dụng quan hệ và chi phí cơ hội. Cái giá phải trả có thể nhìn thấy đƣợc, trƣớc mắt, vẫn thể hiện trong kết quả kinh doanh.
Nhƣng với dự án mang tính công nghệ cao nhận đƣợc nhiều chính sách ƣu đãi từ phía nhà nƣớc. Nhƣ dự án chiết xuất thành công collagen của Công ty Vĩnh Hoàn đã đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi đầu tƣ; Chính sách ƣu đãi gồm: Công ty đƣợc vay tối đa 85% vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay trong thời hạn 05 năm; đƣợc kéo dài thời hạn áp dụng thuế suất, thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm và Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ kinh phí hoàn thiện, làm chủ công nghệ, sản xuất thử nghiệm collagen, gelatin. Việc nhận đƣợc sự hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính đầu tƣ công nghệ tiên tiến, sản phẩm sản xuất ra kịp thời theo nhu cầu thị trƣờng và đủ sức cạnh tranh, có chất lƣợng ngang tầm các thƣơng hiệu lớn trên thế giới.
đồng cổ đông bất thƣờng của HVG vừa đƣợc tổ chức mới đây ông Dƣơng Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT HVG tuyên bố “ Không thiếu tiền, chỉ thiếu đối tác”, đúng vậy vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu không phải là vốn, mà là đối tác và cách thức kinh doanh phù hợp. Và với tầm nhìn xa giải pháp này không chỉ phục vụ cho sản phẩm cá tra mà còn đáp ứng yêu cầu của một số sản phẩm khác nằm trong chiến lƣợc mở rộng kinh doanh của HVG nhƣ sản xuất tôm cũng đang trong chiến lƣợc vận hành chuỗi kinh doanh kh p kín nhƣ cá tra, hay tham vọng trở thành một DN cung ứng thức ăn chăn nuôi không chỉ cho cá, thủy sản mà còn cho cả heo, trở thành nhà máy cung ứng thức ăn gia cầm, gia súc, thủy sản hàng đầu VN. Đặc biệt, hiện tại, thủy sản VN đang nằm trong top 3 nƣớc đứng đầu về số lƣợng sản phẩm bị từ chối nhập khẩu tại 3 thị trƣờng lớn nhất thế giới gồm Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, mở rộng ra gần đây là Hàn Quốc, Mexico cũng đã thông báo ngừng nhập khẩu tôm sú và tôm thẻ VN do dƣ lƣợng Ethoxyquin, một chất có giá rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao nên đã đƣợc sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi thủy sản ở VN.
Để thực hiện đƣợc giải pháp sản phẩm mang tính công nghệ này thì HVG phải thực hiện tốt một số biện pháp trƣớc mắt để làm tiền đề vững chắc:
- Tập trung hoạt động R&D.
- Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân. - Đẩy mạnh hoạt động Makerting.
3.5.3 Nội dung thực hiện giải pháp: 3.5.3.1 Tập trung hoạt động R&D: 3.5.3.1 Tập trung hoạt động R&D:
Trƣớc tiên, HVG phải tập trung vào hoạt động R&D, cụ thể HVG có thể học theo Vĩnh Hoàn đầu tƣ thành lập phòng dự án, có chức năng nhƣ R&D vì hiện nay bộ phận này không có hiện hữu, do giám đốc và phòng kế hoạch KD đảm nhiệm. Khi mà hoạt động R&D đƣợc đầu tƣ bài bản sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, khả năng phát triển của doanh nghiệp không còn hạn chế, sản phẩm sẽ đa dạng hơn doanh nghiệp tận dụng đƣợc nguồn lực và tiết kiệm chi phí.
mang tính công nghệ, mà còn giải quyết được giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm khắc phục rào cản kỹ thuật trong việc củng cố, thâm nhập thị trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Phòng
chức năng này sẽ phải thực hiện theo một quy trình thật khoa học, thật hợp lý. Phải quy định trình tự các bƣớc thực hiện trong hoạt động nghiên cứu – phát triển, mô tả sự phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhƣ marketing, sản xuất, kiểm soát chất lƣợng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt… Phòng dự án phải có nhiệm vụ:
Nghiên cứu – phát triển sản phẩm (Product R&D): Hoạt động nghiên cứu và