Môi trƣờng bên trong của công ty:

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 63)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2 Môi trƣờng bên trong của công ty:

2.3.2.1. Chiến lƣợc kinh doanh của công ty:

Đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn tạo một hƣớng đi tốt cho doanh nghiệp, có

thể coi nhƣ kim chỉ nam dẫn đƣờng cho công ty đi đúng hƣớng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn mà đạt đƣợc nhiều thành công, vƣợt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thƣơng trƣờng. Chiến lƣợc kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hƣởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Ngoài những yếu tố cạnh tranh nhƣ: giá cả, chất lƣợng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lƣợc kinh doanh nhƣ một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.

Chiến lƣợc đúng đắn trong định hƣớng, Hùng Vƣơng đã không ngừng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trở thành Công ty CP Hùng Vƣơng ngày nay, với những bƣớc tăng trƣởng ngoạn mục, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy hải sản với mô hình khép kín. Quá trình đầu tƣ bài bản, lâu dài và mang lại nhiều hiệu quả cho sự phát triển của ngành thủy hải sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Minh chứng: - Doanh số: Năm 2003 đạt 8 tỷ đồng đến 2012 đạt 8.000 tỷ đồng, tăng gấp 1.000

lần.

- Lực lƣợng lao động từ 400 CBNV đến 2012 tăng hơn 30 lần với đội ngũ 12.000 CBNV.

2.3.2.2. Nguồn lực của công ty:

Nguồn nhân lực: Là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh.

Sở hữu trên 12.000 CBNV, lực lƣợng lao động công ty là nữ chiếm đa số, điều này rất thuận lợi cho phát triển các mặt hàng GTGT có giá trị cao đòi hỏi sự tỷ mỹ của ngƣời công nhân. Hầu hết là những công nhân nhiều năm kinh nghiệm về nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, 100% ngƣời lao động tại Hùng Vƣơng đƣợc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo các chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở nhƣ xây dựng các khu ký túc xá công nhân…

Năm 2012, mặc dù kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thủy sản đều gặp khó khăn, nhƣng chế độ chi thƣởng Tết không dƣới 5 triệu đồng/ngƣời với 12.000 lao động.

Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi khi tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lƣợng sản phẩm đƣợc bảo đảm. Đây là tiền đề để công ty có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh. Công ty có chính sách quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần ngƣời lao động để thúc đẩy năng suất làm gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Cơ sở vật chất - máy móc - thiết bị:

Công ty có 12 nhà máy chế biến trực thuộc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất hiện đại, với tổng công suất chế biến theo thiết kế đạt hơn 1.100 tấn nguyên liệu/ngày. Với mục tiêu nhắm đến thị trƣờng xuất khẩu nên ngay từ đầu HVG đã đầu tƣ hệ thống trang thiết bị mới và máy móc hiện đại nhất cho các nhà máy chế biến trực thuộc. Nhà máy chế biến Châu Âu là nhà máy kiểu mẫu về quy trình và đầu tƣ thiết bị công nghệ mới tiết kiệm chi phí tiêu hao năng lƣợng đảm bảo chất lƣợng tốt nhất và thời gian ngắn nhất cho việc cấp đông sản phẩm.

Là một trong hai doanh nghiệp đầu tƣ hoạt động nuôi trồng cá tra lớn nhất cả nƣớc với 18 trang trại tổng diện tích 345,2 ha, sản lƣợng nuôi trồng đạt 78,3 nghìn tấn cá nguyên liệu; trong đó có 6 trang trại lớn nhất 2 vùng nuôi đạt chứng nhận ASC với tổng diện tích hơn 70 ha, sản lƣợng hơn 30 nghìn tấn cá nguyên liệu/năm; 4 vùng nuôi đạt chứng nhận GlobalGAP với tổng sản lƣợng hơn 40 nghìn tấn cá nguyên liệu/năm và 1 vùng nuôi đạt chứng nhận BAP.

HVG luôn chủ động đƣợc nguồn thức ăn đạt tiêu chuẩn nhờ sở hữu 6 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm, với công suất trung bình 1.700 tấn/ ngày, sản lƣợng năm 2012 là 557.528 tấn. Không những cung cấp cho cả tập đoàn mà còn bán ra thị trƣờng nội địa mang lại nguồn thu khá lớn cho công ty.

Sở hữu 2 kho lạnh cũng đƣợc thiết kế với sự tƣ vấn kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị hiện đại từ các Công ty chuyên ngành hàng đầu ở Mỹ và Châu Âu. Với kiến

trúc đƣợc quy hoạch theo đúng các mô hình kho lạnh tiên tiến trên thế giới. Nhiệt độ bảo quản luôn ổn định và quy trình xuất nhập hàng đƣợc vi tính hoá. Có sức chứa lớn nhất Việt Nam, với sức chứa 42.000 tấn, vừa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm 30%) vừa tạo ra nguồn thu nhập từ dịch vụ kho lạnh (70%).  Nguồn tài lực:

Nguồn vốn và tài sản của công ty đƣợc thể hiện qua bảng

Bảng 2.10: Tài sản – nguồn vốn công ty qua các năm:

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 5.388.129 6.295.114 6.390.857 Nguồn vốn: - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu 4.989.813 3.170.463 1.819.350 5.870.960 3.780.517 2.090.443 5.979.784 3.804.005 2.175.779 Doanh thu thuần 4.431.594 7.794.267 7.688.532

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh HVG)

Qua bảng 2.10: Ta thấy doanh thu, tài sản, nguồn vốn công ty tăng qua các năm. Đặc biệt doanh thu năm 2012 tăng 73.5%, trong khi tài sản và nguồn vốn chỉ tăng 19% so với năm 2010, cho thấy HVG làm ăn hiệu quả.

Tình hình tài chính của công ty thể hiện bảng 2.11 Qua bảng 2.11 trang bên, tác giả có một số nhận xét:

Tỷ số thanh toán:

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Cả 3 năm đều > 1,27 lần, tức khả năng

của công ty có 1,27 đồng từ tài sản ngắn hạn để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Cả ba chỉ số này đều lớn hơn tỉ lệ 1:1 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá tốt.

Tỷ số thanh toán nhanh tuy không cao >0.63. Khả năng của công ty luôn có

0,63 đồng vốn thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn mà không phải bán đi hàng tồn kho của mình. Qua ba năm tỷ số này đều nhỏ hơn tỷ lệ 1:1, chứng tỏ một lƣợng hàng tồn kho tăng khá cao, và khả năng thanh toán của công ty còn tƣơng đối.

Bảng 2. 11: Tình hình tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012 Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 ± % ± % Tỷ số thanh toán (ĐVT: lần) TSTT n.hạn 1.27 1.31 1.27 0.04 3.1 1.04 -3.1 TSTT nhanh 0.87 0.90 0.63 0.03 3.4 -0.27 -3 Tỷ số về doanh lợi (ĐVT: %) ROS 5.66 6.22 3.71 0.56 9.9 -2.51 -40 ROE 13.79 23.2 13.11 9.41 68.2 -10.09 -43.5 ROA 4.66 7.70 4.46 3.04 65.2 -3.24 -42.1 Tỷ số nợ (ĐVT: lần) Tỷ số nợ/ vốn chủ SH 1.74 1.81 1.75 0.07 4 -0.06 -3.3 Tỷ số nợ/ tổng tài sản 0.59 0.6 0.6 0.01 1.7 0 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Trong đó: TSTT n.hạn: Tỷ số thanh toán ngắn hạn:

 TSTT ngắn hạn = Tài sản lƣu động (TSLĐ)/ Nợ ngắn hạn  TSTT nhanh = (TSLĐ – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

 ROS = (Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần) x 100%  ROA = (Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) x 100%

 ROE = (Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu) x 100%

Tỷ số nợ:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty tƣơng đối cao: Cả 3 năm > 1,74 lần cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng 1,74 đồng nợ vay.

Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) của công ty còn cao: Cả 3 năm nợ chiếm 59% trên tổng tài sản. Tỷ số nợ cao sẽ gây khó khăn trong việc vay thêm vốn của Cty.

Tỷ số doanh lợi:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS: Thấp nhất là năm 2012 tỷ suất 3.71,

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROE: Thấp nhất là năm 2012 tạo ra 13.11

đồng, phản ánh một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 13.79 đồng lợi nhuận, tuy vậy đây vẫn là một tỷ suất khá cao.

Tỷ suất sinh lợi của tài sản ROA: Cả 3 năm > 4.46 phản ánh một trăm đồng tài sản của DN tạo ra 4.46 đồng lợi nhuận.

ROA và ROE của HVG không ổn định trong các năm qua và hầu nhƣ biến động theo lợi nhuận sau thuế của tập đoàn. Trong đó, ROA có xu hƣớng ngày càng giảm dần giai đoạn 2008-2012 khi tổng tài sản của tập đoàn ngày càng lớn. Nhƣng nhìn chung tất cả các chỉ số trong 3 năm đều dƣơng (>3.71%), đặc biệt chỉ số ROE đều >13%. Cho thấy công ty kinh doanh có lãi, và đang kiếm đƣợc nhiều tiền hơn trên lƣợng đầu tƣ ít hơn. Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Điều này cho thấy công ty đã khẳng định đƣợc sức mạnh của mình và cổ phiếu công ty đang hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

Nguồn nguyên liệu đầu vào:

Nguồn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm của HVG là cá tra chủ yếu do Cty tự cung cấp, đây là một thế mạnh mà rất ít Cty trong ngành có đƣợc. Công ty có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và sản xuất cá tra, cá basa lớn nhất Việt Nam. Các vùng nuôi cá thƣơng phẩm qui mô công nghiệp lại nằm tại các tỉnh thuộc ĐBSCL cũng là một lợi thế của Cty. Hệ thống nuôi trồng kh p kín trong ao nƣớc chảy, cá tra tăng trƣởng nhanh hơn so với phƣơng pháp truyền thống và cho sản lƣợng ổn định. HVG đã đƣợc tổ chức WWF tài trợ 50% chi phí để cải tạo, nâng cấp… ao nuôi

Năm 2012 diện tích nuôi cá tra của HVG là 345 ha, tƣơng đƣơng 6 % diện tích nuôi cả nƣớc, cung cấp sản lƣợng gần 80.000 tấn nguyên liệu đáp ứng gần 70% nhu cầu, phần còn lại công ty thu mua trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân nuôi cá nằm trong hệ thống liên kết của công ty. Công ty hợp tác lâu dài với các hộ nuôi cá với tổng diện tích nuôi trồng hơn 150 ha, hình thức hợp tác là công ty đầu tƣ thức ăn và

khoán chi phí trên kg nguyên liệu. Đây là nguồn thu mua tƣơng đối ổn định trong tình hình khan hiếm và tranh giành thu mua nguyên liệu giữa các Cty trong ngành nhƣ hiện nay. Trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm, Hùng Vƣơng còn đƣa ra đƣợc công thức nuôi hiệu quả. Hiện nay, Hùng Vƣơng nuôi bình quân cứ 1,5kg thức ăn ra đƣợc 1kg nguyên liệu cá, trong khi bên ngoài nuôi phải tốn 1,7 – 1,8kg thức ăn

Do đặc thù của doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản là chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, trong đó chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng chủ yếu, chi phí cho khoản này chiếm khoảng 90% chi phí sản xuất. Vì vậy sự biến động của giá nguyên liệu chính sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những nguyên nhân dẫn đến tăng giá nguyên liệu cá có thể là:

- Môi trƣởng nuôi trồng, điều kiện tự nhiên và công nghệ nuôi cá cũng ảnh hƣởng đến sự ổn định về số lƣợng và chất lƣợng. Khi sản lƣợng thu hoạch giảm thì giá nguyên liệu cá và giá xuất khẩu tăng.

- Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu cá giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu vào những thời điểm nhất định. - Nhu cầu xuất khẩu tăng và nguyên liệu chế biến cung không đủ cầu.  Quan hệ đối tác của công ty:

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đến nay công ty đã đi vào hoạt động và phát triển đạt đƣợc nhiều thành tựu, và luôn trong top 5 của ngành. Hiện nay công ty là một trong những đối tác uy tín, đƣợc lựa chọn của các nhà nhập khẩu. Sản phẩm công ty có mặt rộng khắp trên thế giới, 60 quốc gia trong năm 2012.

Dùng mối quan hệ khách hàng truyền thống của Công ty để tiếp tục khai thác mở rộng thị trƣờng mới. Tận dụng mọi điều kiện, phƣơng tiện chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ với khách hàng giới thiệu thế mạnh của Công ty. Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam, Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Conxema – Tây Ban Nha, Polfish - Ba Lan, Gulfood- Ả Rập. Tiếp thị qua mạng internet, duy trì website.

Ngoài ra công ty liên tục đầu tƣ chiều sâu sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại để khẳng định uy tín chất lƣợng sản phẩm và phát triển vững chắc vị thế của mình.

2.3.2.3. Chính sách của công ty:

Chính sách sản phẩm: Thực hiện theo một quy trình khép kín từ con giống đến chế biến sản phẩm

Vùng nuôi cá nguyên liệu: Trải rộng khắp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh

Long, Cần Thơ với hệ thống ao đƣợc đặt tại những địa thế có nguồn nƣớc sạch nhất để chất lƣợng môi trƣờng nuôi luôn đƣợc đảm bảo. Cá giống đƣợc mua từ các trại sản xuất giống có uy tín, sau khi qua kiểm tra chất lƣợng con giống, cá đƣợc thả vào ao nuôi đã qua xử lý nƣớc. Việc quản lý môi trƣờng nuôi và định kỳ hàng tháng đều có tiến hành kiểm tra sức khỏe và phòng bệnh cho cá đƣợc thực hiện chặt chẽ và tuân thủ theo qui trình tiêu chuẩn. Các trang trại của công ty Hùng Vƣơng cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn thủy sản công nghiệp dạng viên nổi chất lƣợng cao của các nhà máy liên kết. Trƣớc mỗi đợt thu hoạch, Công ty đều tiến hành kiểm định chất lƣợng cá nguyên liệu trƣớc khi chuyển cá vào nhà máy chế biến.

Quy trình chế biến:Cá thƣơng phẩm đạt cỡ tiêu chuẩn đƣợc tiến hành kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi nhập vào làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Nếu đáp ứng tiêu chí chất lƣợng, cá sẽ đƣợc thu mua và vận chuyển bằng đƣờng sông đến các nhà máy chế biến. Nhờ lợi thế các nhà máy nằm sát cạnh sông Tiền và sông Hậu nên nguồn cá nguyên liệu của Hùng Vƣơng đƣợc bảo quản với tỷ lệ chế biến cá sống trên 99% và cho sản phẩm chế biến đạt chất lƣợng cao nhất.

Năm 2005 đầu tƣ 1 phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ việc lấy mẫu và kết quả phân tích để đảm bảo vệ sinh ATTP cho phòng sản xuất, kiểm nghiệm vi sinh và kháng sinh kiểm hàng trƣớc khi xuất hàng.

Công ty đã thực hiện triển khai việc truy xuất nguồn gốc (từ năm 2004) Truy xuất đƣợc sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn: Để đáp ứng nhu cầu truy xuất từ thành phẩm đến nguyên liệu, doanh nghiệp mã hóa số liệu cho tất cả nguyên vật liệu nhập vào và sản xuất ra một loại sản phẩm, mã truy xuất đƣợc mã hóa nhƣ sau đƣợc hiển thị trong từng đơn vị bao gói lẻ và trên bao bì carton.

Mỗi lô hàng xuất đi cho khách, toàn bộ mã truy xuất của lô hàng phải đƣợc thể hiện trong packinglist bộ chứng từ xuất khẩu. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà nhập khẩu trả lời các thông tin liên quan lô hàng.

Công ty có quy trình hƣớng dẫn truy xuất và triệu hồi sản phẩm khi nhận đƣợc bất kỳ khiếu nại nào của khách hàng trong vòng 24 giờ phải nhanh chóng phản hồi

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)