6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2. Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam:
Cá tra trong những năm qua vẫn duy trì vị thế của một mặt hàng chiến lƣợc trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam là nhà sản
xuất cá tra đứng đầu thế giới. Trong đó, hai thị trƣờng nhập khẩu trọng điểm và truyền thống cá tra Việt Nam là EU và Mỹ. Theo Vasep, năm 2012 giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trƣờng này giảm xuống còn 45% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nƣớc (năm 2011 là 47.5% ). Sáu tháng đầu năm 2013, Mỹ và EU chiếm gần 46% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Ngoài hai thị trƣờng chính trên, năm 2012, cá tra Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trƣờng khác ở các châu lục. Trung Quốc và Ai Cập là hai trong số 10 thị trƣờng nhập khẩu cá tra đạt mức tăng trƣởng trên hai con số trong năm qua. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hong Kong tăng 31.5% so với năm 2011, Ai Cập tăng 29%. Ngoài ra, Mexico, Brazil, Colombia, Australia... vẫn là những thị trƣờng tiềm năng về nhập khẩu cá tra Việt Nam.
“Cho đến nay, cá tra Việt Nam vẫn là hàng độc quyền trên trƣờng quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải đƣợc bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế lại diễn ra trái ngƣợc khi sản phẩm cá tra liên tục bị nƣớc ngoài ép giá. Từ vị thế độc quyền, chỉ sau vài năm, mặt hàng này đã rớt giá thê thảm. Năm 1997 - 1998, giá cá tra xuất khẩu bình quân 4,93 USD/kg. Hơn 12 năm sau, giá chào bán chỉ còn 2 - 2,5 USD/kg. Cá tra Việt Nam ngày càng mất vị thế, tính cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới bởi các doanh nghiệp cạnh tranh nội bộ, bán phá giá, bán hàng kém chất lƣợng…
Bên cạnh đó, vị trí “độc tôn” của cá tra Việt Nam trên thị trƣờng thế giới đang bị cạnh tranh gay gắt khi ngành nuôi mặt hàng này đang phát triển mạnh. Ngoài 4 nƣớc trong hạ lƣu sông MêKông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn đƣợc một số nƣớc khác Ấn Độ, Philippines, Indonesia... đẩy mạnh sản xuất bởi nhìn thấy đƣợc những triển vọng kinh tế mà ngành này mang lại.”[10]
Hiện nay, hai thị trƣờng nhập khẩu chính có sức tiếp nhận tốt là EU và Mỹ vẫn chƣa hồi phục. Thị trƣờng EU sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu do khủng hoảng kinh tế, thị trƣờng Mỹ dự báo cũng sẽ chững lại.