Môi trƣờng bên ngoài:

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 51)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1 Môi trƣờng bên ngoài:

2.3.1.1. Các yếu tố vĩ mô:

Môi trƣờng vĩ mô tác động đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản là làm thế nào để cho sản phẩm thủy sản tiếp cận đƣợc với thị trƣờng đến với khách hàng và phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa, pháp luật, công nghệ và môi trƣờng sinh thái của xã hội.

Chính sách của chính phủ ảnh hƣởng khách quan đến tình hình xuất khẩu doanh nghiệp nhƣ sau: thuế quan và quota- thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu, do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc. Còn quota là hình thức hạn chế về số lƣợng xuất khẩu có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội cho những ngƣời xin đƣợc quota xuất khẩu.

Các chính sách khác của nhà nƣớc nhƣ: xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tƣ cho xuất khẩu, lập các khu chế xuất, chính sách tín dụng xuất khẩu, chính sách trợ cấp xuất khẩu góp phần to lớn đến tình hình xuất của một quốc gia.

Chiến lƣợc phát triển ngành:

Chiến lƣợc phát triển ngành: Quyết định số 332/QĐ-Ttg đặt mục tiêu phát triển dài hạn cho ngành thủy sản Việt theo hƣớng bền vững khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển thủy sản vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định, từng bƣớc nâng cao thu nhập và đời sống cho ngƣ dân, nông dân, cụ thể dến năm 2015, cần đạt tốc độ tăng trƣờng xuất khẩu thủy sản hàng năm trên 8%, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD/

Về việc xuất khẩu cá tra: Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2033/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Nhiệm vụ của đề án là tổ chức lại sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thƣơng phẩm, sản xuất thức ăn, xử lý môi trƣờng nuôi,… để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng hệ thống thống kê, dự báo thị trƣờng và nâng cao năng lực cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại.

Chiến lƣợc phát triển của ngành trong năm 2012, ngành thủy sản đã xác định triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tiếp tục tập trung vào những đối tƣợng có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Đồng thời tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành… Đặc biệt, ngành đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ ngƣ dân, ngƣời nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, ngành còn rà soát lại danh mục các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản và có văn bản cấm sử dụng các chất gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cƣờng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại để mở rộng thị trƣờng cũng là một trong những giải pháp để ngành thuỷ sản bứt phá trong các năm tới. Cụ thể, với nhu cầu tiêu thụ cao, khả năng thanh toán tốt và có lợi thế về vị trí địa lý, những thị trƣờng tiềm năng ở châu Á nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ... sẽ là mục tiêu chính cho doanh nghiệp thủy sản trong nƣớc gia tăng XK. Ngoài ra, sẽ tiếp tục đƣợc chú trọng một số thị trƣờng khác nhƣ Nam Mỹ, Trung Đông...

Bộ Thủy sản Việt Nam:

Với tƣ cách là cơ quan của chính phủ luôn nhận đƣợc sự quan tâm lớn của chính phủ. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức luôn theo sát, hỗ trợ cho hoạt động của ngành. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các chƣơng trình kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh, thuốc trừ sâu tại các khu vực ĐBSCL, giúp cho doanh nghiệp biết đƣợc khu vực nào nuôi trồng là an toàn trong giới hạn cho phép. Cung cấp thông tin kịp thời đến cho doanh nghiệp khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ thị trƣờng nhập khẩu. Hỗ trợ công ty đào tạo công nhân viên liên quan đến các thủ tục, hồ sơ, chứng nhận nhằm thỏa mãn các yêu câu của nƣớc nhập khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu, thông tin các lô

hàng đến thị trƣờng nhập khẩu. Giúp doanh nghiệp phản hồi các yêu cầu không phù hợp với các quy định liên quan đến xuất khẩu thủy sản cá tra.

Một yếu tố quan trọng trong xuất khẩu thủy sản là công tác dự báo thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và ngoài nƣớc. Hiện nay công tác này còn rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp không xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh, mặt khác, số liệu thống kê về thị trƣờng, thị phần xuất khẩu thế giới còn nhiều bất cập, không thể làm cơ sở phân tích, dự báo chính xác cho từng thị trƣờng, từng sản phẩm.

Số liệu thống kê cho thấy trong 100% tăng thêm của tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trên 80% là do tăng sản lƣợng tạo ra, chỉ 20% là do tăng giá. Một tình trạng dễ nhận thấy trong thời gian gần đây là sự dƣ thừa công suất của các nhà máy chế biến thủy sản, phần lớn các nhà máy đƣợc đầu tƣ rất lớn nhƣng khai thác chỉ đạt 50-70% công suất, dẫn tới tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Cùng với đó là việc chƣa xây dựng tốt quan hệ liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến, dẫn tới thiếu chủ động nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, giá trị của thƣơng hiệu của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu mặc dù đã đƣợc nhận biết đầy đủ, song các thƣơng hiệu thủy sản của Việt Nam chƣa đƣợc quan tâm xây dựng và bảo vệ đúng mức, nhiều sản phẩm vẫn phải tiêu thụ dƣới thƣơng hiệu nƣớc ngoài. Hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nƣớc hiệu quả chƣa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm trong quá trình sử dụng các hóa chất cấm trong cả quá trình nuôi trồng và chế biến, ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu. Cũng do đó, quy trình kiểm tra nhà nƣớc đối với sản phẩm xuất khẩu bị bắt buộc phải mở rộng, làm cho doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm chi phí, ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.

Các chính sách kinh tế đối với doanh nghiệp:

Vốn:

Đặc trƣng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tƣ ban đầu và nguồn vốn lƣu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Đầu tháng 8/2012, trƣớc hàng loạt khó khăn của ngành cá tra, Chính phủ đã đồng ý thông qua đề xuất gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng với lãi suất thấp, giúp doanh nghiệp và ngƣời nuôi cá tra vƣợt khó.

Tuy nhiên, đến nay gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng hầu nhƣ vẫn nằm trên giấy, cả ngƣời nuôi lẫn doanh nghiệp vẫn chƣa thể tiếp cận nguồn vốn này.

Lãi vay:

Trong giai đoạn hiện nay, các nƣớc trên thế giới giữ mức lãi suất thấp để kích thích hoạt động kinh tế. Tại Việt Nam, mặc dù chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp vĩ mô để ổn định lãi suất cơ bản, kêu gọi ngân hàng giảm lãi suất cho vay, nhƣng trên bình diện chung, lãi suất tại Việt Nam đang ở mức cao.

Bảng 2.8: Lãi suất cơ bản trung bình năm Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 7,4% 7,5% 7,5% 7,8% 8,4% 8,3% 11,1% 7,2% 8,0% 9,0%

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Năm 2012 các doanh nghiệp phải vay tín dụng với mức trung bình đối với tiền Việt là 14,5 - 17%/năm, với đô la Mỹ trên 6% (Theo Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam tháng 12/2012), vẫn còn ở mức khá cao so với mặt bằng chung.

Tuy nhiên, do Nhà nƣớc chƣa có chính sách tín dụng trung và dài hạn thích hợp để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi mô hình sản xuất mới, nên doanh nghiệp đã phải sử dụng vốn vay thƣơng mại ngắn hạn để đầu tƣ phát triển vùng nuôi. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh doanh khó khăn nhƣ thời gian qua, hầu hết các ngân hàng cho ngƣời nuôi và doanh nghiệp vay nhỏ giọt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, một số đối tƣợng còn tồn động dƣ nợ cũ cao càng khiến các ngân hàng trở nên thận trọng hơn.Việc này ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch mở rộng diện tích và xây dựng vùng nguyên liệu của doanh nghiệp. Đó là chƣa kể, trong khi thời gian nuôi cá phải mất 6-8 tháng mới thu hoạch, nhƣng trong thực tế, doanh nghiệp chỉ đƣợc vay của ngân hàng chỉ từ 4-6 tháng.

Tỷ giá:

Là giá cả mà tại đó đƣợc mua và bán. Hiện nay, hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất khẩu thuỷ sản nên phần lớn doanh thu của Công ty đều bằng ngoại tệ.

xuất khẩu. Cũng giống nhƣ các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với sự thay đổi của nó có những tác động rất phức tạp, ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế theo những tác động khác nhau thậm chí trái ngƣợc nhau. Đƣa đến những kết quả khó lƣờng trƣớc, không chỉ tới xuất nhập khẩu, cán cân thƣơng mại mà còn tới mặt bằng giá cả, lạm phát và tiền lƣơng thực tế, đầu tƣ và vay nợ nƣớc ngoài, ngân sách nhà nƣớc, cán cân thanh toán quốc tế cũng nhƣ sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.Ví dụ khi tỷ giá đồng USD tăng sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì hầu hết xuất khẩu của Việt Nam đều chủ yếu dựa trên USD.

Thuế, phí:

Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với mức thuế suất bằng 15% lợi nhuận thu đƣợc cho 10 năm đầu và 25% cho các tiếp theo.

Công ty đƣợc miễn thuế TNDN trong ba năm tính từ năm đầu tiên kinh doanh có lợi nhuận chịu thuế (năm 2004) và đƣợc giảm 50% đối với thuế suất thuế TNDN áp dụng cho Công ty trong bảy năm tiếp theo.

Chi phí kiểm nghiệm hàng trƣớc khi xuất khẩu đã tăng 1,5 - 2 lần so với trƣớc khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (01/07/2011). Chƣa kể, quy định và thủ tục kiểm soát trƣớc khi xuất khẩu đã khiến phần lớn các lô hàng xuất khẩu phải chờ 7 - 10 ngày, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bên cạnh gánh nặng phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm là luật thuế bảo vệ môi trƣờng trƣờng đối với bao bì PE để bao gói hàng xuất khẩu vừa đƣợc áp dụng từ tháng 1/2012. Với qui định này, công ty sẽ phải chịu thêm chi phí là 40.000 đồng/kg túi nylon và số tiền đóng thuế này không đƣợc hoàn trả. Chi phí xuất khẩu thủy sản đã tăng 30% so với 2 năm trƣớc, trong khi giá xuất khẩu chỉ tăng 20%.

Thuê đất:

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng:

- Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho DN hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ

án có khó khăn về tài chính. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thƣờng trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án.

- Gia hạn 9 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập DN từ năm 2011 trở về trƣớc mà chƣa nộp vào ngân sách nhà nƣớc của DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động

- Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giúp cho HVG giảm bớt áp lực về tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Thị trƣờng xuất khẩu EU: Thị trƣờng truyền thống EU của Hùng Vƣơng Việt Nam - EU tiến tới quan hệ thƣơng mại với cấp độ cao hơn từ hội nghị AEM19, đàm phán FTA với EU đƣợc ƣu tiên hàng đầu vì EU là đối tác thƣơng mại quan trọng nhất đối với VN. Thực tế cho thấy năm 2012, EU đã vƣợt qua Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD tăng 22.71% so với năm 2011.

Quan hệ các đối tác giữa các quốc gia làm cho công ty dễ dàng hợp tác kinh doanh với các nƣớc trên thế giới dựa trên các thuế suất ƣu đãi giữa hai quốc gia, các chính sách hỗ trợ….Điều này tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, giúp cho công ty tăng cƣờng cạnh tranh với các nƣớc khác. Ngoài ra công ty còn có mối quan hệ rất tốt với khách hàng truyền thống, đƣợc khách hàng hỗ trợ tài chính, cập nhật kiến thức, trang thiết bị máy móc hiện đại giúp cho doanh nghiệp sản xuất ngày càng đáp ứng cao về yêu cầu chất lƣợng.

Sự thay đổi ngày càng khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lƣợng, tiêu chuẩn về kiểm dịch, thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi và chế biến thủy sản là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trƣờng xuất khẩu và làm ảnh hƣởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Điều này dẫn đến việc đòi hỏi chi phí cao hơn cho quản lý chất lƣợng cũng nhƣ rủi ro bị từ chối khi xuất nhập.

ngoài của mình. Công ty thay đổi phƣơng thức bán hàng từ FOB truyền thống sang CNF. Hình thức CNF là cách giao dịch truyền thống của các thị trƣờng Châu Âu, đây cũng là cách khẳng định chất lƣợng của các nhà máy chế biến trong nhóm Công ty Hùng Vƣơng đối với khách hàng. Giúp Công ty chủ động trong việc xuất hàng và cũng làm giảm giá thành để cạnh tranh do Công ty có khối lƣợng xuất khẩu lớn nên có đƣợc ƣu đãi về giá cƣớc, tín dụng từ các hãng tàu.

Với đặc thù của ngành thủy sản xuất khẩu, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị phụ thuộc trực tiếp từ tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nƣớc nhập khẩu, vốn chịu ảnh hƣởng mạnh từ suy thoái kinh tế.  Sự phát triển các hãng vận chuyển:

Hiện tại có rất nhiều hãng tàu phục vụ chuyên chở hàng hóa vào các cảng chính EU nhƣ: OOCL, MERKS LINE, APL, YANGMING …tuy nhiên cƣớc chuyên chở của các hãng tàu này không cạnh tranh so với các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Malaysia, Philippine, Indonesia, Trung Quốc, Singapore… làm giảm khả năng cạnh trạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng đông lạnh mà nhập khẩu hàng đông lạnh rất ít, do sự chênh lệch này dẫn đến hệ quả là các hãng tàu phải vận chuyển container rỗng từ các nơi khác vào Việt Nam làm cho giá thành vận tải tăng lên.

Thời vụ - khí hậu

Cá tra đƣợc nuôi quanh năm tại ĐBSCL, thời gian nuôi trồng 6 tháng đạt cá thƣơng phẩm 1kg/con. Điều này rất thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nhập khẩu. Công ty có vùng nuôi cá tra và cung cấp lƣợng nguyên liệu lớn cho các nhà máy sản xuất hàng ngày, đây là một thuận lợi cho công ty.

Nhân tố môi trƣờng nuôi trồng, điều kiện tự nhiên và công nghệ nuôi cá cũng ảnh hƣởng đến sự ổn định về số lƣợng và chất lƣợng của nguồn nguyên liệu. Những

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)