NHU CẦU THỊ TRƢỜNG EU ĐỐI VỚI THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 78)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 NHU CẦU THỊ TRƢỜNG EU ĐỐI VỚI THỦY SẢN

Xét về tổng thể thì EU là một trong ba thị trƣờng tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ. Hàng năm, EU chiếm từ 25 - 30% nhập khẩu thủy sản của toàn thế giới và tiêu thụ 11-12 triệu tấn hải sản các loại, trong đó Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Italia là các nƣớc tiêu thụ lớn nhất, chiếm 70% tổng tiêu thụ hải sản tại EU.

“Ƣớc tính trung bình mỗi ngƣời dân Châu Âu tiêu thụ 22,1kg thủy sản/năm (số liệu năm 2007) và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Nhóm ngƣời trong độ tuổi trên 50 thì tiêu dùng hải sản nhiều hơn, nhất là các sản phẩm tƣơi sống hoặc nguyên con vì có lợi cho sức khỏe của ngƣời già. Trong khi nhóm ngƣời trẻ tuổi hơn yêu thích hải sản chế biến và đồ hộp. Năm 2011, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu ngƣời của Đức đạt kỷ lục 15,7 kg và năm nay mức tiêu thụ nhiều hơn, mặc dù giá bán lẻ thủy sản tiếp tục tăng. Tiêu thụ thủy sản của Pháp cũng tăng mạnh, bình quân đầu ngƣời đạt 32,4 kg năm 2011 và hiện đứng thứ 5 tại Châu Âu, còn Bồ Đào Nha đứng đầu với 61,6 kg.

Nguồn cung cá thịt trắng khai thác tại EU đạt 2,9 triệu tấn, chiếm 20% thị phần thủy sản tại EU. Chính vì vậy, nhập khẩu thủy sản từ các nƣớc trên thế giới là con đƣờng duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân cả về khối lƣợng và chủng loại. Mức độ phụ thuộc của EU vào nhập khẩu thủy sản là 65%. Ngành công nghiệp chế biến hải sản tại EU ngày càng lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài, nhất là Trung Quốc, các nƣớc Châu Á và các nƣớc Nam Mỹ là những nƣớc cung cấp lớn nhất”.[14]

Trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản đang ngày càng tăng, Ủy ban nghề cá EU đã ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lƣợng khai thác hải sản từ năm 1997 - 2010 nhằm để bảo vệ nguồn lợi hải sản. Nhƣng sản lƣợng khai thác của EU luôn ở

khoảng cách rất xa so với nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân do nguồn lợi thủy sản của khu vực này ngày càng cạn kiệt. Do vậy để tăng sản lƣợng thủy sản, EU chỉ có thể phụ thuộc vào phát triển nuôi trồng thủy sản. Thế nhƣng trong thực tế, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của khối không mấy đƣợc cải thiện trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó chi phí cao và các yêu cầu khắt khe về chất lƣợng và môi trƣờng làm cho giá thành nuôi thủy sản tại EU cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm rẻ tiền hơn nhập khẩu tại các nƣớc ngoài khối EU nhƣ Nauy, Chile, Trung Quốc, Việt Nam…

Các sản phẩm đƣợc yêu thích nhập khẩu vào EU là các loài thủy sản nƣớc ngọt nhiệt đới nhƣ cá basa, cá tra từ Việt Nam, cá Perch và rô phi từ sông Nile, cá tuyết từ Trung Quốc, mực ống và bạch tuộc. Các nƣớc đang phát triển ngày càng cung cấp nhiều hơn tôm và các loại cá truyền thống nhƣ cá hồi, hake cho EU. Các sản phẩm chế biến và đóng hộp đƣợc nhập khẩu nhiều là cá ngừ, cá sardine và anchovie.

Nhiều dự báo cho thấy, xuất khẩu thủy sản sang EU trong năm 2013 tiếp tục khó khăn do khủng hoảng kinh tế tiếp tục ảnh hƣởng đến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản, trong khi những yêu cầu về tiêu chuẩn và chứng nhận ngày càng khắt khe. Những thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ Trung Quốc, Indonesia cũng đang có rào cản đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tại công ty cổ phần Hùng Vương (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)