6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.2 TRIỂN VỌNG CÁ TRA Ở THỊ TRƢỜNG EU
Nhu cầu thủy sản thế giới dự đoán tiếp tục tăng trƣởng. Theo FAO, tiêu dùng thủy sản đầu ngƣời sẽ tăng trƣởng ít nhất 0,8%/năm đến năm 2015. Tổng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng 2,1%/năm trong cùng giai đoạn
Cá tra là loài cá thịt trắng có giá trị thấp nhất trong phân khúc bán lẻ và phân khúc dịch vụ thực phẩm. Vị trí của cá tra trên thị trƣờng trong thời gian ngắn hạn có thể vẫn đƣợc duy trì ổn định hoặc có thể tăng nhẹ. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế hiện nay sẽ khiến ngƣời tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ cá thịt trắng có giá trị thấp hơn. Điều này có ảnh hƣởng hay không còn phụ thuộc vào khả năng của các nhà sản xuất cá tra có duy trì đƣợc chi phí sản xuất ở mức kiểm soát đƣợc hay
không. Nếu chi phí sản xuất tăng thì cá tra sẽ khó có thể cạnh tranh đƣợc với các loài cá thịt trắng khác.
Mặc dù dự báo thị trƣờng cá tra ổn định hoặc tăng nhẹ, nhƣng khối lƣợng nhập khẩu philê cá tra đông lạnh vào EU của Việt Nam trong thời gian qua vẫn giảm đáng kể. Chi phí sản xuất cao, các vấn đề về tín dụng và liên tiếp có các hình ảnh bôi xấu cá tra tại EU đang góp phần làm sụt giảm nhập khẩu cá tra vào EU. Sự sụt giảm nhập khẩu cá tra cho thấy cá minh thái Alaska – sản phẩm cạnh tranh chính với cá tra - đang dần chiếm thị phần cá tra trên thị trƣờng, ít nhất là ở các nƣớc có truyền thống tiêu thụ cá minh thái Alaska nhƣ Đức và Ba Lan.
Trong ngắn hạn, chứng nhận bền vững có thể là một biện pháp để bảo vệ thị phần cá tra trên thị trƣờng. Mức giá cao cho cá tra đạt chứng nhận ASC sẽ giới hạn chỉ trong một số thị trƣờng, nơi cá tra đạt chứng nhận ASC trở thành một giấy phép hoạt động nhƣ Đức, Hà Lan, Anh. Nhƣng tại Nam Âu không cam kết cung cấp cá tra đạt chứng nhận ASC vì vậy họ cũng không sẵn sàng để trả một giá cao hơn cho sản phẩm này. Trong dài hạn để bán cá tra với một mức giá cao hơn còn phụ thuộc vào tình hình tài chính kinh tế.
Hiện nay tình hình kinh tế EU chƣa mấy khả quan thì việc tăng giá cá tra sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực tới vị trí cạnh tranh của cá tra cũng nhƣ nhu cầu tiêu thụ tại các nƣớc. Khi giá cá tra tăng, ngƣời tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu thụ các loài cá thịt trắng cạnh tranh khác hoặc thay thế bằng các sản phẩm thịt gia cầm giàu protein. Kể cả không có chứng nhận thì việc tăng giá cá tra cũng ảnh hƣởng lớn tới nhu cầu. Chứng nhận bền vững có thể trở thành “đối trọng” của cá tra đối với các loài cá thịt trắng khác, vì phần lớn các loài thịt trắng này đã có chứng nhận MSC.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển (CBI) và Tổ chức Sáng kiến Thƣơng mại Bền vững (IDH) của Hà Lan thì trong vòng 5 năm tới thị trƣờng cá tra sẽ khó có sự thay đổi đột biến. Dự báo cạnh tranh sẽ vẫn duy trì mạnh mẽ trong phân khúc thị trƣờng cá thịt trắng có giá trị thấp. Cá tra vẫn tiếp tục cạnh tranh về giá vì sản phẩm cá tra không thể lấy lại vị trí nhƣ một sản phẩm có giá trị cao hơn. Tƣơng tự nhƣ Hà Lan, các nƣớc ƣa chuộng sản phẩm
bền vững hiện ít quan tâm nhƣ Italy và Tây Ban Nha, cho rằng trong dài hạn chứng nhận bền vững sẽ góp phần cải thiện nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với cá tra. Điều này sẽ giúp cá tra lấy lại thị phần tại các nƣớc mà cá tra đã phải hứng chịu các chiến dịch truyền thông bôi bẩn. Xa hơn nữa đây sẽ là một biện pháp để xác định lại vị trí cá tra nhƣ một sản phẩm có giá trị cao vì chứng nhận bền vững có thể sẽ trở thành một giấy phép hoạt động. Các chiến dịch truyền thông tích cực cho cá tra cần tác động vào nhận thức của ngƣời tiêu dùng, đặc biệt ở các nƣớc có nhận thức tốt về cá thịt trắng khai thác nhƣ Anh, Italy và Tây Ban Nha.