7. Cấu trúc của luận văn
3.6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết về thu hút dự án CDM cho phát triển bền vững ở các nước đang phát triển, luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống đáng tin cậy như cơ sở dữ liệu của Vụ hợp tác quốc tế - Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; Phòng CDM – Quỹ bảo vệ tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; Nguyên tắc và quy định quốc tế mới về CDM của UNFCCC trên trang www.unfccc.int/cdm; Cơ cở dữ liệu về dự án CDM của Trung Quốc được công bố trên trang cdm-en.ccchina.gov.cn để nghiên cứu kinh nghiệm thu hút dự án CDM của Trung Quốc, đối chiếu với thực tế ở Việt Nam để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này của Việt Nam trong thời gian tới. Luận văn đã phát hiện một số nội dung sau:
Đến 31/10/2012 Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về khai thác và thực hiện thành công dự án CDM, chiếm 50.48% các dự án CDM trên toàn thế giới và có số lượng CERs bán được chiếm 59.9% trên tổng số CERs đã phát hành trên thị trường thế giới.
Thành công của Trung Quốc là do Chính phủ đã thành lập một hệ thống quản lý CDM chuyên nghiệp, với chức năng rõ ràng và có sự phối hợp hiệu quả. Ngoài ra Trung Quốc đặc biệt chú trọng việc xây dựng năng lực chuyên gia, nâng cao nhận thức trong cộng đồng từ Trung ương đến địa phương và tạo cơ sở dữ liệu mở của các dự án CDM để cung cấp các yêu cầu và dịch vụ truy cứu thông tin cho người sử dụng. Đặc biệt DNA Trung Quốc ủy quyền cho các viện nghiên cứu thành lập các trung tâm quản lý dự án CDM với các trách nhiệm chính như sau: (i) Thiết lập cơ sở dữ liệu về quản lý phát triển dự án CDM, cung cấp và quản lý thông tin liên quan và ghi chép dữ liệu về CERs; (ii) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án CDM; (iii) Xây dựng năng lực quản lý hoạt động các dự án CDM và cung cấp dịch vụ quản lý, tư vấn kỹ thuật.
Tính đến 31/10/2012 thì Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về số dự án CDM đã được đăng ký bởi EB (chiếm 3.18%), đứng sau Trung Quốc (50.48%), Ấn độ (19.36%) và Braxin (4.52%). Nhưng tổng số CERs đã được phát hành của Việt Nam lại chỉ chiếm 0.7% trên tổng số CERs đã được phát hành trên toàn thế giới, trong khi lượng CERs đã phát hành của Trung Quốc chiếm 59.93%, của Ấn độ là 14.74%, Hàn quốc là 9.16%, Braxin là 7.22% và Mêhicô là 1.65%. Hạn chế này là do Việt Nam còn nhiều rào cản về hành chính lập pháp, rào cản về kinh doanh và rào cản về nguồn nhân lực thực hiện dự án.
Như vậy, để có thể đạt được thành công như Trung Quốc, Việt Nam cần phải: (i) Bổ sung các thông tư hướng dẫn để hoàn thiện bộ khung văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ/các bộ ngành đã ban hành để xóa bỏ các rào cản về hành chính lập pháp, về kinh doanh và nguồn nhân lực, cùng với những quy định cụ thể củng cố tính thực thi của những nghị định thông tư này để nó được áp dụng đúng, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc; (ii) Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường CDM bằng cách áp dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải carbon trong sản xuất, cơ chế tài chính được lồng ghép trong các chính sách phát triển kinh tế như: Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; (iii) Các cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án CDM nên tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng ở Việt Nam như trồng rừng và tái trồng rừng, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, tiết kiệm năng lượng …
3.6.2 Một số hạn chế của luận văn và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài mang tính thời sự và có những ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn. Những điểm mới của Luận văn là một trong số ít các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về:
Thu hút các dự án CDM, kinh nghiệm phát triển, khai thác các ngành nghề có tiềm năng CDM ở tất cả các địa phương của Trung Quốc đến năm 2012.
Phát hiện những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai, thực hiện dự án CDM ở Việt Nam.
Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số hàm ý về việc thực thi chính sách hiệu quả, thu hút các dự án CDM tiềm năng cho Việt Nam.
Đề tài mang tính thời sự và có những ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, do không thu thập được đầy đủ thông tin và số liệu cập nhật đến hết năm 2012 như phạm vi nghiên cứu dự kiến lúc ban đầu tại Trung Quốc và Việt Nam vì không có quyền truy cập một số trang trong cơ sở dữ liệu
http://cdm.ccchina.gov.cn, việc thu thập thông tin và các số liệu thống kê rất khó khăn. Vì vậy Luận văn chưa đưa ra được một bức tranh toàn diện, phân tích xử lý số liệu chỉ mang tính chất định tính, nếu khắc phục được những vấn đề trên trong thời gian tới sẽ giúp cho tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu, áp dụng mô hình toán và kinh tế lượng để dự báo, đưa ra những giải pháp cụ thể, có ý nghĩa kinh tế và mang tính dự báo cáo trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sạch tiên thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu và đi lên trên con đường phát triển bền vững. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô, các nhà khoa học để hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo thực hiện công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và nghị định thư Kyoto tại Việt Nam 2011. Hướng dẫn xây dựng, cấp thư xác nhận, cấp thư phê duyệt dự án theo cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto.
2. Phạm Văn Hảo 2012. “Việt Nam với việc thực hiện điều ước Quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính”,
Luận văn thạc sĩ.
3. TUV Rheinland Hong Kong Ltd và RCEE và Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường 2004. Hướng dẫn về CDM.
4. Viện điều tra quy hoạch rừng 2007. Báo cáo Hội thảo chuyên đề, “Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững”.
Tiếng Anh
5. Arquit Niederberger 2008. Scaling Up Energy Efficiency under the CDM. In A Reformed CDM, Including New Mechanisms for Sustainable Development, ed. UNEP-URC.
6. Changhua Wu 2012. Greater China Director of The Climate Group, “to assess if and how the CDM may continue to have a role beyond 2012”.
7. China Clean Development Mechanism Fund 2008. China Energy Conservation Law, CDMF. 2008a.
8. China Statistical Press 2008. Beijing: China Statistics Yearbook.
9. Michaelowa, A., and P. Puroihit 2007. Additionality Determination of Indian CDM Projects. Can Indian CDM Developers Outwit the CDM Executive Board? University of Zurich.
10.FCCC/SBI/2005/L.35 Wang, C., P. Fu, and J. Chen 2008. “Contribution of Clean Development Mechanism to the Mitigation of Greenhouse Gas
Emissions” Journal of Tsinghua University (Science & Technology, 48(3): 358–362 (in Chinese).
11.Hans Curtius - Tobias Vorlaufer 2009. A case study of the emerging biogas sector 12/2009.
12.Indian Express 10/2011
13.NDRC 2009. China CDM Project Management Database developed by Energy Research Institute.
14.Paris International Energy Agency 2009. CO2 Emissions from Fuel Combustion, IEA.
15.Point Carbon 2010. Carbon Market Europe, Vol 9, Issue14, April 4, 2010a.
16.Point Carbon 2009. Carbon Market Europe, Vol 8, Issue 4, January 30, 2009; Issue 9, March 6, 2009; and Issue 22, February 2, 2009a.
17.Sutter C, and J. C. Parreno 2007. Does the Clean Development Mechanism (CDM) Deliver Its Sustainablity Claim? An Analysis of Officially Registered CDM Projects.
18.UNEP 2004. CDM information and guide book, second edition (June 2004), developed for the UNEP project „CD4CDM‟.
19.UNEP Risø Centre 2010. CDM pipeline as of 1 March 2010 and other selected.
20.URC (2010a).
21.World Bank 2009. State and trends of the Carbon Market 2009. 22.World Bank 2010. State and trends of the Carbon Market 2010.
23.Zhang, ZhongXiang 2004. Towards an effective implementation of clean development mechanism projects in China.
Trang Web
24.http://cdm.unfccc.int/Projects/Validation/index.html 25.http://cdm-en.ccchina.gov.cn
27.http://cdm-en.ccchina.gov.cn/newitemall0.aspx?page=10 28.http://cmd.unfccc.int 29.http://www.vepf.vn/tin-tuc/gioi-thieu/co-cau-to-chuc-247.html 30.www.ahk.org.br 31.www.cdmpipeline.org 32.www.pointcarbon.com. 33.www.stats.gov.cn 34.www.wri.org.