Rào cản về hành chính và lập pháp:

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1 Rào cản về hành chính và lập pháp:

Các bên xây dựng/tư vấn CDM tiếp cận và thu thập thông tin để chuẩn bị tài liệu thiết kế dự án: Về cơ bản không chỉ ở Việt Nam mà việc thu thập dữ liệu về xây dựng PDD cũng gặp nhiều khó khăn ở các quốc gia không nằm trong phụ lục I, ví dụ các yêu cầu và ý kiến của CDM-EB Việt Nam về các dự án CDM như sau:

 Để tính toán giảm phát thải GHG, số liệu tham khảo của các dự án CDM ở Việt Nam là không đồng nhất, các số liệu này cần phải được xem xét, xác nhận và điều chỉnh cho đúng.

 Tiêu chuẩn IRR không rõ ràng, cần phải được lảm rõ với các dữ liệu phù hợp hơn như là mức IRR chính thức ở Việt Nam là gì…

 Thiếu chỉ tiêu phát thải nền khí nhà kính (CO2 - một trong các loại khí do hoạt động của con người phát thải vào khí quyển, gây biến đổi bất thường của khí hậu thời gian gần đây) và các khí nhà kính khác, chỉ trên cơ sở tính toán mức phát thải nền có cơ sở khoa học và được công nhận, các doanh nghiệp mới tính toán được mức giảm phát thải khí nhà kính mà họ phấn đấu so với mức nền. Do chưa có số liệu phát thải nền, nên khi xây dựng dự án CDM, các dự án thường tính riêng cho loại dự án và khó thuyết phục các cơ quan trọng tài quốc tế. Hiện cũng chưa có dự án nào về tiết kiệm năng lượng cho các toà nhà, nguyên nhân chính vẫn là chưa có cơ sở để so sánh được chỉ tiêu tiết kiệm.

 Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu đáng tin cậy về dự trữ carbon, nên không cung cấp được thông tin là có bao nhiêu CERs để bán được cập nhật theo thời gian.

 Việc công bố thông tin ở Việt Nam là rất quan trọng và bị tính phí. Vì thế các bên xây dựng/tư vấn CDM khó có thể thu thập thông tin/số liệu để xây dựng dự án CDM ở Việt Nam. Đặc biệt theo các bên xây dựng/tư vấn dự án CDM như trên đây đã nêu thì việc thu thập số liệu lưới điện là rất khó khăn và không có tính chính xác cao do không có thống nhất.

 Dự án CDM ở Việt Nam được đánh giá bởi Ủy ban chỉ đạo quốc gia Việt Nam (NSC), ủy ban này gồm 14 thành viên là đại diện của các Bộ và cơ quan khác ở Việt Nam. Thực tế là khó có thể tổ chức họp với sự tham gia của tất các thành viên trong ủy ban.

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 71)