Quản lý hành chính và thủ tục phê duyệt dự án CDM

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 65)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Quản lý hành chính và thủ tục phê duyệt dự án CDM

Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tích cực nhất vào những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM. Được gọi tắt là DNA, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào các dự án CDM quốc tế. Đó là:

- Tham gia hoàn toàn tự nguyện, Phê chuẩn công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC),

- Ký kết nghị định thư Kyoto, - Thành lập DNA của quốc gia.

Hình 3.1 Cơ cấu phê duyệt CDM ở Việt Nam

Về mă ̣t quản lý nhà nước , bên ca ̣nh Bộ Tài nguyên và Môi trường được lựa chọn làm DNA còn có Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành (CNECB) nhằm tư vấn, chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt động và tham gia đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam. Ban này bao gồm 14 đại diện của 9 bộ, ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường [MONRE] (một chủ tịch, một đại diện, một thư ký)

- Bộ ngoại giao [MOFA] - Bộ Công thương [MOIT]

- Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch [MOCST] - Bộ Tài chính [MOF]

- Bộ Giao thông vận tải [MOT] - Bộ Khoa học và công nghệ [MOST]

- Bộ Lao động, thương binh và xã hội [MOLWS] - Bộ Xây dựng [MOC]

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [MARD]

- Liên đoàn các hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam [VUSTA] - Bộ Giáo dục và đào tạo [MOET]

- Bộ Tư pháp [MOJ]

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 65)