7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1 Số lượng, quy mô dự án CD Mở Trung Quốc
2.1.1.1 Các loại dự án CDM ở Trung Quốc
Thị trường CDM Trung Quốc đang phát triển ở 1 tốc độ cao và đóng góp lớn cho thị trường carbon thế giới. Năm 2004, Chính phủ Trung Quốc, Ngân hàng thế giới, cùng với GTZ của Đức và SECO của Thụy sỹ, công bố báo cáo “CDM ở Trung Quốc: Phương pháp tiếp cận chủ động và bền vững”, Trung Quốc đã trải qua sự chuyển đổi đáng chú ý từ tư cách là người mới tham gia thị trường carbon toàn cầu sang vị thế thống trị trong việc cung cấp các dự án CDM.
Tính đến ngày 1/3/2010, Trung Quốc có 751 dự án đăng ký, đại diện cho 250.000.000 tấn giảm phát thải CO2 dự kiến hàng năm. Số lượng tích lũy thể hiện trong tài liệu thiết kế dự án của 751 dự án đã đăng ký đến năm 2012 tổng cộng là 962.000.000 tấn, trong đó 49% là thủy điện, 22% là gió và 10% là các dự án năng lượng hiệu quả như hình 2.1 dưới đây.
Hình 2.1 Tích lũy CERs năm 2012 của 751 dự án đăng ký CDM ở Trung Quốc và số dự án đăng ký theo loại, 3/2010
Tích lũy kCERs năm 2012 của các dự án đăng ký đến 1/3/2010 . Số dự án đăng ký đến 1/3/2010 Số lư ợng d ự á n đă ng ký 20 12 kCE Rs
Nguồn: URC 2010a, tình trạng ngày 1 tháng 3 năm 2010. 962.000.000 CER tích lũy dự kiến năm 2012 theo các PDDs đăng ký CERs [20]
Hình 2.2 minh họa sự phân bố của các dự án CDM theo các tỉnh, bản đồ này cho thấy rõ ràng rằng các khu vực trung tâm chiếm đa số các dự án CDM, tuy nhiên các dự án hầu như được phân bổ tại khắp các tỉnh thành của Trung Quốc.
Số dự án đã được đăng ký với EB
Hình 2.2 Các dự án đăng ký CDM phân bố theo tỉnh
Nguồn: Cơ sở quản lý dữ liệu quản lý dự án CDM của Trung Quốc [25]
Hình 2.3 dưới đây cho thấy 93 dự án đăng ký tại Vân Nam chiếm 10% trên tổng số dự án, nhiều hơn so với các tỉnh khác. Đây chủ yếu là những dự án thủy điện, N2O và hai dự án khí bãi rác. 73 dự án, chủ yếu là thủy điện chiếm (10%) tại Tỉnh Tứ xuyên, trong khi 56 dự án (7%) chủ yếu là dự án điện gió nằm ở vùng nội Mông.
Số lượng lớn nhất của các CERs dự kiến (trong giai đoạn đến năm 2012) đến từ tỉnh Chiết Giang, dự kiến tạo ra 15% khối lượng CERs. Với 23 dự án HFC tại tỉnh Giang Tô, dự kiến sẽ đóng góp 14% CERs chủ yếu từ dự án năng lượng tái tạo và HCF. Tỉnh Sơn Đông dự kiến sẽ tạo ra 10% CERs từ 34 dự án, chủ yếu từ dự án
năng lượng gió. Tỉnh Niêu Linh dự kiến sẽ tạo ra 7% CERs từ 17 dự án xử lý bãi rác, năng lượng gió và năng lượng hiệu quả và N2O.
S ố lư ợ ng d ự á n đã đư ợ c đă n g ký D ự ki ến s ố k C E Rs đă ng ký đ ến 2 01 2 kCERs đến 2012 . Số lượng
Hình 2.3 Đăng ký dự án CDM và CERs dự kiến phân bố theo tỉnh
Nguồn URC 2010a [20]
Trong vòng 5 năm từ 2007 đến 2012, dự án CDM ở Trung Quốc có 3 đặc điểm chính:
Một là số dự án được chấp thuận ở Trung Quốc tăng lên đều đặn kể từ khi dự án đầu tiên được DNA của nước chủ nhà phê duyệt trong tháng 11/2004. Trên thực tế đến 2012 Trung Quốc hiện có 2413 dự án đã được DNA phê duyệt, hoặc hơn 3 lần số dự án đã được EB phê duyệt.
Hai là song song với số lượng lớn dự án được DNA phê duyệt, khối lượng tổng số CERs cam kết đã tăng trưởng mạnh mẽ (Hình 2.1 và 2.3). Các con số này cho thấy rằng các ước tính giảm phát thải hàng năm do các DNA phê duyệt gần 450 triệu tấn CO2.
Ba là tương tự như ở các nước khác, ở Trung Quốc cũng có sự chậm trễ trong việc đăng ký dự án, cũng như việc cấp CERs lúc ban đầu do có một số rào cản trong chu trình thực hiện dự án. Tính đến 01 tháng 3 năm 2010, DNA tại Trung Quốc đã phê duyệt được 2413 dự án, nhưng trong đó chỉ có 751 dự án (31%) đã được đăng ký bởi EB. Trong số các dự án đã được đăng ký bởi EB này chỉ có 206 dự án (27%) bắt đầu được phát hành CERs.
Kể từ khi dự án CDM đầu tiên tại Trung Quốc – Dự án gió trang trại Huitengxile được đăng ký bởi EB ngày 26/6/2006, số lượng dự án CDM ở Trung Quốc vào quý tư năm đó đạt đến đỉnh điểm là 40 dự án. 186 triệu CERs đã được phát hành tính đến 01/03/2010, nhưng chỉ có 19% CERs dự kiến đăng ký trong năm 2012 (Xem bảng 2.1). Điều này chỉ ra rằng 81% ước tính phát hành trong năm 2012 sẽ xảy ra trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012, khoảng 776 triệu CERs sẽ được phát hành thêm.
Trong tổng số CERs phát hành hiện tại, có 32% từ dự án HFC, 10.2% từ dự án N2O; 9.5% từ các dự án gió và 19.3% từ các dự án thủy điện và năng lượng hiệu quả. (Xem bảng 2.1). Một số lĩnh vực nhỏ khác như khí sinh học, xi măng, năng lượng mặt trời và các lĩnh vực trồng rừng thì chưa phát hành được CERs.
Xi măng NL mới Kỹ nghệ Môi trường CĐ nhiệt hóa thạch N2O Khí Methane HFC A/R Hình 2.4 Dự án CDM đƣợc đăng ký theo ngành
Bảng 2.1 Các loại dự án đăng ký CDM ở Trung Quốc tính đến 3/2010
Năng lượng gió 165 22% 19.525 9.5%
Thủy điện 370 49.3% 39.458 19.3%
HFCs 11 1.5% 65.651 32#%
Khí Methane 61 8.1% 18.582 9.1%
Tiết kiệm Năng lượng 73 9.7% 16.314 8.0% Trồng rừng và tái TR 2 0.3% 49 0.02%
N2O 26 3.5% 20.932 10.2%
Khí sinh học 16 2.1% 2.496 1.2%
Chuyển đổi nhiệt hóa thạch 19 2.5% 20.525 10%
Sản xuất Ximăng 5 0.7% 1.199 0.6%
Năng lượng mặt trời 3 0.4% 112 0.05%
Tổng cộng 751 100% 204.843 100%
Nguồn: Cơ sở quản lý dữ liệu về dự án CDM của Trung Quốc 3/2010 [25]
Tại Trung Quốc trong khi các dự án CDM đang được phát triển trong nhiều lĩnh vực, được đo bằng số lượng các dự án, thì lĩnh vực chính vẫn là năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã xác định năng lượng gió là một nguồn năng lượng thay thế quan trọng để cân bằng lại nguồn năng lượng của nó. Quy định và chính sách hỗ trợ đã được giới thiệu để hỗ trợ sự phát triển này. Theo Hiệp hội Năng lượng gió thế giới (WWEA), công suất gió được lắp đặt trên toàn thế giới đạt 197GW vào năm 2010. Trung Quốc một mình thêm 19GW trong vòng một năm, chiếm hơn 50% thị trường thế giới và trở thành trung tâm của ngành công nghiệp gió quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc đã trở thành quan trọng nhất quốc gia sản xuất thiết bị thế hệ gió trên thế giới và đang làm cho một đóng góp lớn cho sự phát triển của năng lượng sạch trên toàn thế giới.
Có 2 yếu tố tạo nên tình trạng này do Thứ nhất Trung Quốc là nước giàu tài nguyên gió và nước, các dự án này dễ dàng phát triển thành dự án CDM. Thu nhập từ CERs dự kiến của các dự án CDM đã thúc đẩy đầu tư và nhiều doanh nghiệp
tham gia lĩnh vực này. Thứ hai phương pháp luận cho các dự án CDM là đơn giản. Hầu hết các doanh nghiệp và các công ty tư vấn chọn dự án thủy điện và phong điện là điểm kinh doanh bắt đầu của họ.
Các loại dự án CDM sau đây tạo thành nhóm dự án CDM lớn thứ ba:
Thu hồi và sử dụng khí mêtan
Các ngành công nghiệp hóa chất
Các ngành khác
2.1.1.2 Đối tượng nội địa tham gia dự án CDM ở Trung Quốc
Các đơn vị trong và ngoài nước, với chức năng khác nhau như các đơn vị chủ sở hữu dự án, đơn vị tư vấn và DOE đã hình thành nên thị trường CDM của Trung Quốc, nó cũng được hỗ trợ bởi sự theo đuổi các cơ hội kinh doanh mới một cách có hệ thống của các doanh nghiệp Trung Quốc mà chủ dự án CDM cũng như thị trường trung gian cung cấp kỹ thuật/tài chính/các dịch vụ môi giới đã hỗ trợ chủ dự án trong việc biến các cơ hội thành nguồn thu từ CERs. CDM cho phép nền tảng của dự án được xây dựng trên sự hợp tác giữa các đơn vị tư nhân và cổ phần theo điều 12 của Nghị định Kyoto.
Tại Trung Quốc, chủ sở hữu các dự án CDM được phân loại bao gồm: doanh nghiệp nhà nước (SoEs) chiếm 27%, doanh nghiệp trực thuộc thành phố (MEs) chiếm 68% và doanh nghiệp tư nhân chiếm 5% (PEs) (Hình 2.5). Các dự án CDM thành công này cũng có sự tham gia của các công ty tư vấn trong nước, trong đó 28% là các viện nghiên cứu, 72% là các công ty tư vấn chuyên nghiệp khác (Hình 2.6).
SoE - DN nhà nước
ME - DN trực thuộc Thành phố PE - DN tư nhân
Hình 2.5 Các loại chủ sở hữu nội địa đƣợc DNA phê duyệt dự án
Nguồn: Cơ sở quản lý dữ liệu về dự án CDM của Trung Quốc 12/2012[25]
Viện nghiên cứu Khác
Hình 2.6 Số dự án CDM có sự tham gia của các công ty tƣ vấn trong nƣớc
Nguồn http://cdm.ccchina.gov.cn [25]
2.1.1.3 Tổ chức tư nhân nước ngoài tham gia dự án CDM ở Trung Quốc
Tổ chức nước ngoài tham gia thị trường CDM Trung Quốc được chia làm 2 loại: Người phát triển, tư vấn dự án và người mua CER cuối cùng.
Môi trường kinh doanh CDM cho các tổ chức tư nhân nước ngoài
Về cơ bản, có hai mô hình cho các tổ chức nước ngoài kinh doanh phát triển dự án CDM tại Trung Quốc: Mô hình thứ nhất là sử dụng một kênh kinh doanh đã có sẵn như cung cấp thiết bị, để hoạt động với 2 tư cách người phát triển dự án và người mua. Đa số theo đuổi phương pháp tiếp cận đầu tiên và đã thành lập chi nhánh tại Trung Quốc, trong đó 30% đã có chi nhánh ngoài Bắc kinh và Thượng
hải. Tại các văn phòng này nhân viên người Trung Quốc sẽ được đào tạo về các kỹ năng phát triển kinh doanh CDM, thực hiện dự án và liên lạc với địa phương, còn trụ sở chính ở nước ngoài chịu trách nhiệm ra quyết định và kiểm soát chất lượng. Theo cách tiếp cận thứ hai, định nghĩa về một đơn vị trung gian là rất rộng, không chỉ bao gồm các công ty tư vấn CDM có kiến thức vững chắc về CDM trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, ngoài ra cũng có một số tổ chức kết nối nguồn lực của dự án và phối hợp với các hiệp hội công nghiệp hoặc cơ quan chính phủ cấp địa phương. Cách tiếp cận này cũng được nhiều tổ chức theo đuổi vì nó giúp họ vượt qua hoặc hạn chế về khoảng cách văn hóa.
Chính sách và môi trường pháp lý chocác tổ chức tư nhân nước ngoài
Quy định khung và thủ tục quản lý CDM ở Trung Quốc được đánh giá cao. Việc thực hiện nhiệm vụ của các DNA Trung Quốc được sếp thứ 3 khi so sánh với các DNA ở các nước khác. Đa số các bên tham gia dự án CDM hài lòng với hiệu quả của các DNA Trung Quốc trong chu trình thực hiện dự án, cho phép mỗi dự án được tham gia họp với hội đồng quốc gia về CDM khi đệ trình đơn tham gia dự án. Giá sàn và các vấn đề về quyền sở hữu dự án CDM là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn từ các bên tham gia dự án. Nói chung giá sàn hiện nay là phù hợp với xu hướng thị trường, nhưng có thể được thay đổi để giảm thiểu rủi ro đối với các loại dự án khác nhau.
Môi trường dự án CDM cho các tổ chức nước ngoài
Thông qua các hoạt động xây dựng năng lực và tổ chức, nhận thức về CDM trong các cộng động tại địa phương đã được nâng lên, mặc dù cuộc khảo sát cũng phản ánh tại một số khu vực vẫn kém như phía tây Trung Quốc. Ngoài ra để nhận thức về cơ hội CDM, người mua cũng tìm kiếm các đối tác dự án có kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong kinh doanh. Các đối tác tham gia dự án thấy tin tưởng vào năng lực thực hiện dự án của các chuyên gia tham gia dự án, đặc biệt là một số công ty đã tiếp thu được trình độ quản lý có chất lượng quốc tế.
Theo theo thông tin từ người mua CER nước ngoài của 751 dự án tại Trung Quốc, các nước mua chính là Anh, Hà lan, Nhật bản và Thụy sĩ (Xem bảng 2.2). Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều công ty thương mại về carbon lớn đặt trụ sở tại London, Zurich cso giao dịch CERs với Trung Quốc.
Bảng 2.2 Phân bổ ngƣời mua CERs của 751 dự án tính đến 12/2011
Anh 256 126.143
Netherlands 162 59.461
Áo 24 3.189
Ý 23 38.890
Tây Ban nha 16 20.943
Nhật 130 65.592
Thụy điển 99 27.390
Thụy sỹ 119 85.761
Người mua đơn phương 9 875
Đức 59 24.678 Đan mạch 7 19.372 Pháp 6 19.920 Phần lan 4 19.202 Na uy 3 19.162 Ireland 1 7.865 Thổ nhĩ kỳ 1 128 Luxemburg 1 76 Bỉ 4 19.272 Tổng cộng 922 591.219 Nguồn http://cdm.ccchina.gov.cn[25]
2.1.1.4 Những dự án CDM thành công ở Trung Quốc
Các dự án được lựa chọn và các phương pháp sẵn có
Sự phát triển nhanh chóng của CDM ở Trung Quốc đã thu hút các doanh nghiệp trong nước với nhiều quy mô và ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên dự án CDM thành công ở Trung Quốc tập trung vào một số khu vực, và chủ dự án nên phát triển các dự án trong khuôn khổ các dự án CDM đã thành công trước đó và
áp dụng các phương pháp đã được phê duyệt để tránh sự chậm trễ không cần thiết. Chủ dự án và đơn vị tư vấn chú ý đặc biệt đến các lĩnh vực được ưu tiên và các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án và nên cập nhật các phương pháp luận. Cả hai dự án HCF-23 và N2O đã đóng góp rất hạn chế cho sự phát triển bền vững trong nước và giảm phát thải khí nhà kính cũng không lớn. Những dự án này sẽ gặp phải rủi ro cao khi yêu cầu đăng ký. Những nhà tham gia dự án CDM tiềm năng phải liên tục theo dõi các hoạt động của EB để điều chỉnh loại hình và quy mô của các dự án CDM cho phù hợp. Các dự án thực sự đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước sẽ dành được quyền ưu tiên.
Lựa chọn tư vấn và người mua
Trung Quốc không yêu cầu các đơn vị tư vấn về CDM phải có chứng chỉ. Đây là việc của các chủ thể thực hiện dự án khi lựa chọn đơn vị tư vấn thích hợp cho mình. Tương tự như vậy việc lựa chọn người mua rất quan trọng vì sự lựa chọn hợp lý giúp đảm bảo doanh thu CERs cho chủ dự án khi dự án được phê duyệt. Chủ dự án nên thận trọng khi chọn đơn vị tư vấn và người mua để đảm bảo cho việc đăng ký và phê duyệt thành công. Việc tham khảo ý kiến của DRCs và NDRC địa phương được khuyến khích. Người tham gia xây dựng dự án nên có một sự hiểu biết đầy đủ về các hoạt động, chính sách về CDM cũng là một cách tiếp cận hữu ích.
Bảng 2.3 Đặc điểm của các dự án CDM thành công ở Trung Quốc
Tiêu chí Các dự án thành công Các dự án không
thành công
Lựa chọn dự án Các nhà phát triển nên nhắm mục tiêu là các dự