Hàm ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5 Hàm ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thu hút dự án đầu tư theo CDM tại Việt Nam, phục vụ công cuộc phát triển bền vững đất nước, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và môi trường nên chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động chính liên quan đến dựa án đầu tư theo cơ chế CDM như sau:

 Bổ sung hoàn thiện bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án CDM và các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu, nhằm tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào các dự án này tại Việt Nam.

 Nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút dự án CDM tại Việt Nam và tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện dự án:

 Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thực cộng đồng về các dự án CDM cũng như tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị, khối doanh nghiệp ở trung ương và địa phương có tiềm năng tham gia các hoạt động CDM.

 Nghiên cứu triển khai việc ủy quyền cho các viện nghiên cứu thành lập các trung tâm quản lý dự án CDM để giúp việc thực hiện dự án được minh bạch, hiểu quả và mang tính ứng dụng cao.

 Từng bước lồng ghép vấn đề về dự án CDM vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành và địa phương.

 Bổ sung các thông tư hướng dẫn để hoàn thiện bộ khung văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ/các bộ ngành đã ban hành và củng cố tính thực thi của những nghị định thông tư này để nó được áp dụng đúng, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, chi tiết như sau:

STT Hiện trạng đang đƣợc cải thiện Kiến nghị để củng cố tính thực thi của các Nghị định, Thông tƣ

1. Thông tư 12/2010/TT-BTNMT

bàn hành ngày 10/9/2010, quy

Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT được coi là giải pháp hiệu quả cho

trình phê duyệt của DNA Việt Nam đã được trình bày rõ. Vì thế các bên xây dựng CDM có thể ước lượng thời gian cần thiết để áp dụng quy trình CDM rõ ràng hơn. Do thông tư này mới có hiệu lực, cần phải củng cố tính thực thi của thông tư. Vì một số DNAs của các Tỉnh/Thành phố cũng đã ban hành nhưng trình tự này vẫn không được tuân thủ đúng.

rào cản về việc không có quy trình và thời hạn rõ ràng để được cấp phê duyệt từ nước tiếp nhận dự án CDM ở Việt Nam. Tuy nhiên biện pháp này vẫn không có hiệu quả cao trong việc xúc tiến CDM tại các tỉnh.

Vì thế trách nhiệm giám sát lại trở về với Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, ví dụ như giám sát thời gian thực tế để được cấp phép của nước tiếp nhận dự án, để có thể đưa thông tư vào thực tế.

2.

Văn bản số 151/KTTVBDKH ngày 26/3/2010 của cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TNMT về việc thông báo hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam. Xét đến văn bản này bên xây dựng CDM cần tránh sự không đồng nhất trong số liệu và khó khăn trong việc tiếp cận số liệu.

Văn bản số 151/KTTVBDKH ngày 26/3/2010 của Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TNMT về thu thập số liệu của lưới điện quốc gia Việt Nam mà các bên xây dựng/tư vấn dự án CDM phải thực hiện.

Tuy nhiên số liệu cần được cập nhật định kỳ, ít nhất một năm/1 lần. để đảm bảo có thể cung cấp số liệu hiệu quả và lâu dài cho các bên xây dựng/tư vấn dự án CDM, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TNMT hoặc các cơ quan liên quan nên đảm nhận trách nhiệm cập nhật số liệu

3.

Ở Việt Nam, việc thu thập thông tin/số liệu còn gặp nhiều khó khăn. Một số thông tin/số liệu thường không có sẵn.

Để giải quyết vấn đề này thì các cấp có thẩm quyền ở VN nên quan thâm thu thập số liệu/thông tin CDM cần thiết, như là các thông tin/số liệu cơ bản hoặc bổ sung, thay vì bên xây dựng CDM phải đảm trách công việc này.

Để thu thập thông tin/số liệu về các hoạt động CDM, các hành động sau cần được Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TNMT yêu cầu các cấp/cơ quan có thẩm quyền ở VN cung cấp thông tin/số liệu có liên quan. Đặc biệt các thông tin/số liệu trong quá trình lập PDD nên được cung cấp rộng rãi và không thu phí:

 Các thông tin bổ sung, ví dụ chính sách về biến đổi khí hậu, dự báo chính sách năng lượng…

 Các số liệu phát thải nền ví dụ như năng lượng sử dụng theo hộ gia đình…

4.

Dự án khó được triển khai do thiếu chuyên gia/cán bộ hỗ trợ dự án Việt Nam hiểu rõ về cơ chế CDM và các hệ thống liên quan ở Việt Nam

Các chuyên gia/cán bộ hỗ trợ về CDM sẽ dẫn đầu trong quá trình thúc đẩy CDM ở Việt Nam. Có nghĩa là việc phát triển năng lực cho nguồn nhân sự là rất cần thiết. Ngoài ra các thông tin về nhân sự thực hiện CDM cần được công bố rộng rãi.

Vì thế Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TNMT cần triển khai các hành động sau để giải quyết vấn đề nhân lực ở VN:

năng lực cho các chuyên gia CDM tại tất cả các địa phương trên cả nước.

 Xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia CDM ở VN 5. Khó tiến hành cùng lúc thủ tục cấp phép kinh doanh (dự án) và thủ tục đăng ký dự án CDM.

Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TNMT cần yêu cầu tất cả các Bộ/cơ quan liên quan đến triển khai CDM cùng hợp tác trong quá trình nộp hồ sơ của các dự án CDM tại Việt Nam, ngoài ra cần xây dựng thêm các thông tư tăng cường về việc hướng dẫn đăng ký dự án CDM giúp các Bộ/ngành liên quan thực hiện đúng trình tự và có hiệu quả.

 Tập trung khai thác các dự án CDM trong lĩnh vực tiềm năng ở Việt Nam như trồng rừng và tái trồng rừng; năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, tiết kiệm năng lượng…

 Xây dựng, hoàn thiện và triển khai cơ chế hợp tác giữa Việt Nam với các nhà tài trợ Quốc tế để thực hiện các nội dung của chương trình. Có thể tiếp cận các nguồn vốn quốc tế từ nhiều nguồn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), quỹ carbon của các nước Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Nhật Bản…

 Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương về dứng phó với biến đổi khí hậu giữa Việt Nam và một số nước, tổ chức quốc tế. Đóng góp tích cực và nâng cao vai trò của Việt Nam trong khu vực và quốc tế vào quá trình xây dựng các thỏa thuận, văn bản quốc tế về biến đổi khí hậu.

Với vai trò như một công cụ, CDM đưa ra một phương án đôi bên cùng có lợi cho tất cả các bên tham gia: (i) Chủ dự án tăng được lợi nhuận đầu tư vào dự án bằng cách bán chứng nhận CERs được cấp cho Chính phủ hoặc cho một doanh nghiệp nhà thầu mua của các nước thuộc Phụ lục I. (ii) Những nhà cung cấp công nghệ và bí quyết cho dự án có cơ hội mở rộng thị trường của mình. (iii) Các bên xây dựng dự án có thêm bí quyết và đóng góp các dịch vụ tư vấn cho dự án. (iv) Đồng thời, các nước đang phát triển không thuộc phụ lục I, trong đó có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các dự án CDM đóng góp vào sự phát triển bền vững thông qua cải thiện điều kiện môi trường và mang lại công nghệ, bí quyết và những lợi ích kinh tế cho đất nước, (v) còn bên mua CERs, có thể là Chính phủ hoặc một doanh nghiệp của các nước thuộc phụ lục I, lại có được một phương thức tiết kiệm chi phí khi thực hiện được cam kết giảm phát thải theo Nghị định thư Kyoto.

Tại hội nghị lần thứ 18 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP18) và Hội nghị lần thứ 8 các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP8) được tổ chức tại Doha, Qatar, từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 07 tháng 12 năm 2012 đã đánh giá cao sự thành công của Cơ chế phát triển sạch (CDM) trong thời kỳ cam kết lần thứ nhất của Nghị định thư Kyoto với trên 5.200 dự án CDM và trên 50 Chương trình hoạt động (PoA) đã được đăng ký với khoảng 01 tỷ Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) được cấp và hơn 215 tỷ USD đang được đầu tư. Hội nghĩ cũng đã đề nghị Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB) xem xét lại và đơn giản hóa các thể thức, thủ tục về CDM, hoàn thiện đường cơ sở, phương pháp luận để khuyến khích các nước tiếp tục xây dựng, thực hiện các hoạt động về CDM. Khuyến khích các Bên tiếp cận, xây dựng và thực hiện các cơ chế thị trường và phi thị trường cũng như cơ chế mới dựa trên thị trường nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Với nỗ lực của cơ quan DNA Việt Nam nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung chúng ta có thể hy vọng rằng thị trường CDM ở Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng trong thời gian tới, góp phần thu hút đầu tư

nước ngoài, tiếp nhận các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu.

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79)