Số lượng và các loại dự án CDM đã được EB phê duyệt tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 56)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1 Số lượng và các loại dự án CDM đã được EB phê duyệt tại Việt Nam

Dự án CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Kyoto nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, tăng cường khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính dưới dạng “Giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”.

Hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các tổ chức ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công nghệ, tìm đến các nước đang phát triển có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện dự án. Điều này có nghĩa là thị trường buốn bán phát thải đang ở tình trạng một chiều, người mua chủ động tìm đến những địa chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về quy mô và chất lượng của thị trường sẽ thay đổi và theo đó, hình thức buôn bán phát thải sẽ cân bằng hơn, nghĩa là sẽ có cả những nhà cung cấp sản phẩm chủ động tìm đến người tiêu dùng.

Một trong các dự án CDM đã được EB phê duyệt đầu tiên tại Việt Nam là thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng đông (Bà Rịa – Vũng tàu). Dự án này sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện, khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Dự án này sẽ mang lại cho các bên tham gia dự án một nguồn thu ngoại tệ khổng lồ.

Tính đến ngày 31/10/2012, Việt Nam đã có 160 dự án được EB công nhận là dự án CDM với tổng lượng khí nhà kính được giảm khoảng 76 triệu tấn CO2 trong thời kỳ tín dụng và 4 chương trình hoạt động (PoA) được EB công nhận.

Với 160 dự án CDM được EB công nhận, đăng ký là dự án CDM và với tổng lượng 7.203.167 CERs do EB cấp cho Việt Nam, hiện nay Việt Nam được xếp thứ

4 trên thế giới về số lượng dự án CDM được EB công nhận, đăng ký và xếp thứ 9 trên thế giới về số lượng CERs đã được EB cấp. Tính đến ngày 31/12/2012 trong số 160 dự án CDM được EB công nhận trên thì có 22 dự án đã được EB cấp CERs tại Việt Nam.

Bảng 3.1 Danh sách các dự án CDM đã đƣợc EB cấp CERs tại Việt Nam (tính đến ngày 31/10/2012)

STT Tên Dự án Lƣợng CER đƣợc cấp

1 Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông 6.621.641

2 Thủy điện Srêpok 4 122.855

3 Thu hồi và sử dụng khí thải từ các bãi rác Nam Sơn, Tây Mỗ tại Hà Nội

105.877

4 Thủy điện Nậm Pia 41.261

5 Thủy điện An Điềm II 36.340

6 Thủy điện Bản Cốc 31.827

7 Thủy điện Hà Nang 28.905

8 Thủy điện Phú Mậu 25.442

9 Thủy điện Chiềng Công 23.425

10 Thủy điện Đăk Srông 2A 22.604

11 Thủy điện Đăk Pône 21.332

12 Thủy điện Nậm Ngần 19.604

13 Thủy điện Sông Chừng 19.064

14 Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Trường Thịnh

18.891

15 Thủy điện Suối Tần 11.883

16 Thủy điện Mường Sang 11.056

17 Thủy điện Nậm Sọi và Nậm Công 10.479

19 Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Việt Mã

7.408

20 Thủy điện Pa Khoang 6.177

21 Điện gió Bình Thuận số 1 -30MW 5.865

22 Khôi phục Nhà máy thủy điện nhỏ Sông Mực 1.243

Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện UNFCCC và Nghị định Kyoto tại Việt Nam [24]

Các dự án CDM của Việt Nam được EB phê duyệt mới chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất năng lượng, chiếm 85.59% và là các dự án thủy điện nhỏ và vừa; tiếp đến là lĩnh vực xử lý, loại bỏ rác thải chiếm 11.87% (chỉ có 3 dự án trong lĩnh vực chất thải rắn được công nhận là dự án CDM: Tái chế năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh, TP.HCM; Tái chế năng lượng tại bãi chôn lấp Phước Hiệp 1, TP.HCM; Thu hồi và sử dụng khí thải từ các bãi rác Nam Sơn, Tây Mỗ, Hà Nội); các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, trồng rừng và tái trồng rừng và nông nghiệp tuy là những ngành tiềm năng có thể khai thác dự án CDM tại Việt Nam nhưng lại chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

Bảng 3.2 Các hoạt động dự án CDM của Việt Nam đã đƣợc EB cho đăng ký, phân loại theo lĩnh vực (tính đến ngày 31/10/2012)

Lĩnh vực Số lƣợng dự án Tỉ lệ (%)

Sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạo/nguồn năng lượng không tái tạo)

152 85,89

Công nghiệp chế tạo 1 0,56

Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí) 1 0,56

Xử lý, loại bỏ rác thải 21 11,87

Trồng rừng và tái trồng rừng 1 0,56

Nông nghiệp 1 0,56

Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện UNFCCC và Nghị định Kyoto tại Việt Nam [24]

Mặc dù ngoài dự án trọng điểm thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng đông thì các dự án CDM khác của Việt Nam được CDM-EB phê duyệt mới

chủ yếu là các dự án thủy điện nhỏ và vừa, nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích rõ rệt về môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước phụ lục I (tức là các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (hay còn gọi là các nước tiếp nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch… Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.

Năm 2012 nhiều nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nhảy vào thị trường carbon tại Việt Nam, phát triển một loạt các dự án trồng rừng .Chúng bao gồm một trong những sáng kiến của Công ty Tài chính tự nguyện của Úc đã được thực hiện với sự hợp tác với Exchange Carbon Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo , tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án được khởi công vào tháng 8 năm 2012. Sắp tới sẽ là các dự án carbon trong Vườn quốc gia Bạch Mã ở Thừa Thiên - Huế , Xuân Sơn, Phú Thọ và Ba Bể tại Tỉnh Bắc cạn. Dự kiến dự án sẽ hấp thụ 40.000-50.000 tấn carbon mỗi năm. Khi có được CERs , nhà đầu tư sẽ có thể bán chứng chỉ cho các công ty của Úc, Nhật bản hoặc trên thị trường quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bắt đầu một dự án về tính toán dự trữ carbon và đánh giá những thay đổi rừng.

Việt Nam là một nước nhiệt đới có tiềm năng lớn về năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng bức xạ mặt trời trung bình đạt 4 đến 5kWh/m2 mỗi ngày, tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng tây bắc có năng lượng khá lớn, số giời nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ ở miền bắc và 2000 đến 2600 giờ từ đà nẵng trở vào miền nam. Nhưng cho đến nay chưa có dự án về năng lượng mặt trời nào ở Việt Nam được EB phê duyệt là dự án CDM.

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)