Rào cản về kinh doanh:

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2 Rào cản về kinh doanh:

Về cơ bản, các công ty nước ngoài không dễ triển khai các dự án/kinh doanh ở Việt Nam, vì thế các công ty này phải thuê cán bộ hỗ trợ hoặc điều phối viên

trong nước, với các dự án CDM cũng vậy, việc triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn nếu không có điều phối viên Việt Nam.

Theo các bên xây dựng CDM, thủ tục phê duyệt của nước tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam không rõ ràng, không có thông tin, kế hoạch cụ thể và việc xử lý thực tế không đúng hạn. Đây là một vấn đề lớn, vì thế các bên xây dựng/tư vấn CDM phải liên hệ trực tiếp với DNA Việt Nam để nắm được thủ tục chi tiết và cơ chế cấp phép. Nhưng gặp DNA không phải dễ dàng. Vì thế thực tế các dự án CDM ở Việt Nam thường mất rất nhiều thời gian để đăng ký và phê duyệt. Để được cấp giấy phép kinh doanh, bên xây dựng dự án CDM phải chuẩn bị báo cáo EIA và báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các phân tích tài chính. Theo một số dự án đã được đăng ký dự án CDM bởi EB thì nhiều khi các cơ quan của Việt Nam yêu cầu không chính thức các bên xây dựng CDM phải đáp ứng được một số chỉ tiêu như IRR. Để được cấp giấy phép kinh doanh và tiến hành dự án thuận lợi, bên xây dựng phải điều chỉnh các tài liệu tài chính liên quan. Như vậy bên xây dựng CDM vừa phải chịu trách nhiệm về những khác biệt trong số liệu mà không cung cấp được bằng chứng tại sao phải điều chỉnh nếu như bên thứ ba thanh tra đặt câu hỏi trong quá trình thẩm định và EB yêu cầu giải thích.

CDM thường là dự án cùng đầu tư và phải đạt hiệu quả giảm phát thải lớn. Các nước phát triển thường thích tài trợ cho các dự án có tác dụng giảm phát thải ở mức độ lớn. Tại Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, dự án CDM thường có quy mô vốn nhỏ so với một số nước. Hơn thế, lại chưa rành về vấn đề thủ tục vốn rất phức tạp, nên các dự án ấy rất chậm được thông qua. Có thể kể đến dự án xử lý rác thải tại Hải Phòng do Phần Lan tài trợ, dự án thu hồi khí methane (một loại khí nhà kính, thoát ra từ các bãi rác, có mức gây ấm nóng lớn gấp nhiều lần CO2) của bãi rác ở TP Hồ Chí Minh, và một dự án tương tự ở khu xử lý rác Nam Sơn của Hà Nội... Các dự án đó đều chưa đi đến kết quả để thành một dự án CDM. Một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa tính toán được lượng khí methane thu hồi một cách chính xác.

STT Nội dung Thời gian cần thiết

1. Xây dựng PDD 2 - 3 tháng

2. Phê duyệt của nước tiếp nhận, từ khi yêu cầu

đến khi được phê duyệt 2 – 3 tháng

3. Đăng ký CDM, sau khi có phê duyệt của

nước tiếp nhận 10-12 tháng

Theo khảo sát thì thời gian để đăng ký dự án CDM ở Việt Nam trung bình từ 330-360 ngày, riêng thời gian giải quyết thủ tục cấp thư xác nhận và cấp thư phê duyệt cho dự án CDM theo quy định của pháp luật của Việt Nam là 75 ngày, trong thực tế thời gian này còn bị kéo dài hơn, nhiều dự án để có được thư xác nhận ý tưởng chủ đầu tư phải mất khoảng 6 tháng và thời gian cấp thư phê duyệt dự án có thể hơn một năm, nói chung cần nhiều thời gian hơn Trung Quốc nói riêng và các quốc gia khác nói chung, hiện nay trung bình ở Trung Quốc kể từ ngày đăng ký dự án cho đến ngày phát hành CERs đầu tiên khoảng hơn 400 ngày.

Dự án CDM đã đăng ký của thế giới

Dự án CDM đã đăng ký của Trung quốc

N

gày

Thủy điện NL Gió Kỹ nghệ

môi trường

N2O HFC

O

Hình 3.3 Thời gian trung bình kể từ ngày đăng ký cho đến ngày phát hành CERs đầu tiên ở Trung Quốc và thế giới.

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)